ClockChủ Nhật, 21/11/2021 06:06

Công việc không theo về nhà

“Bồ Đào Nha ra luật cấm sếp nhắn tin cho nhân viên sau giờ làm” là tít bài trên tuoitre.vn ngày 11/11 vừa qua. Nhưng thật ra đó chỉ là một cách giật tít. Thông tin này dẫn nguồn từ USA Today mở ra biên độ rộng hơn trong đạo luật mới vừa được Bồ Đào Nha thông qua, bao gồm việc người sử dụng lao động không được liên lạc với nhân viên sau giờ làm việc; phải thanh toán cho nhân viên các chi phí phát sinh liên quan đến công việc tại nhà như tiền điện, tiền internet. Những công ty có trên 10 nhân viên sẽ bị phạt tiền nếu sếp của công ty đó liên lạc (chẳng hạn gọi điện, nhắn tin, gửi email...) với nhân viên ngoài giờ làm việc theo hợp đồng của họ.

Việc nhân viên có con cũng sẽ được lựa chọn làm việc tại nhà vô thời hạn cho đến khi con của họ được 8 tuổi mà không cần sự chấp thuận trước của người sử dụng lao động; hoặc người sử dụng lao động nên sắp xếp các cuộc gặp mặt trực tiếp hai tháng một lần để nhân viên không cảm thấy cô đơn là những quy định mà theo tôi, là rất văn minh. Đó là khi cuộc sống, tâm trạng và quyền cá nhân của mỗi con người sau khi rời công sở được tôn trọng. Tất nhiên là ngoại trừ những công việc đặc thù. Ngoại trừ những giao ước cụ thể được ký kết bởi các hợp đồng lao động giữa các bên.

Bồ Đào Nha không phải là nước đi đầu trong việc đưa ra đạo luật mới này. Trước đó, Pháp được cho là quốc gia đi đầu trong việc cấm và cung cấp cho người dân của mình quyền được ngắt kết nối khi hết giờ làm việc. Gần đây nhất, vấn đề này lại đưa ra tại Nghị viện châu Âu bởi nhà lập pháp Alex Agius Saliba. Đó là khi quyền được ngắt kết nối đối với nhân viên được quan tâm nhiều hơn, nhất là khi họ bị quá tải bởi khối lượng công việc lúc làm việc từ xa; vì ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian cá nhân đang bị xóa nhòa trong đại dịch.

Một khảo sát tại Pháp từ trang Technologia cho thấy, văn hóa làm việc ngoài giờ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân (với 3,2 triệu người, chiếm 12% có nguy cơ khủng hoảng tâm lý do làm việc) mà mỗi năm, nước này mất khoảng 2 đến 3 tỷ euro vì stress. Hơn 190 triệu USD mà hệ thống bảo hiểm phải chi trả là điều được ghi nhận tại Mỹ. Trong khi đó, theo Ủy ban sức khỏe quốc gia Anh, đã có 11 triệu ngày phép được sử dụng vì các lý do stress, và các bệnh tâm lý tại văn phòng đang dần có biến tướng phức tạp tại vương quốc sương mù.

Tùy thuộc vào sự phát triển, vào môi trường lao động cũng như điều kiện thực tế, mỗi quốc gia sẽ có những định chế khác nhau về việc sử dụng lao động, như một cách bảo vệ tài nguyên nhân lực. Nhưng trong sự tùy thuộc này, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi quan trọng về sự định danh tên tuổi, thương hiệu qua cách tổ chức nguồn lao động một cách khoa học, chặt chẽ, quy củ trên cơ sở phát huy và tái tạo sức lao động cho đội ngũ của mình.

Người bạn của tôi từng bửng lửng suốt buổi khi chỉ vì lỡ gửi email lố quá giờ làm việc vài phút, cô bị cắt nguyên tháng tiền thưởng. Tập đoàn nơi cô làm việc đã quy định cụ thể về việc không mang công việc về theo và hạn hữu lắm mới được để qua ngày, với lý do chính đáng. “Nhưng đúng là ở nơi làm việc, tụi em không có thời gian để tám chuyện đâu. Công việc hiệu quả hơn hẳn khi không ai muốn tiến độ của mình bị chậm và ảnh hưởng đến cả guồng máy” - cô nói.

Xin được nhắc lại là ngoài những công việc mang tính đặc thù, có lẽ điều mà nhiều người mong mỏi là công việc sẽ không theo họ về nhà. Nhưng để làm được điều đó, không chỉ phụ thuộc vào các đạo luật hay quy định mà theo tôi, trước hết còn từ chính bản thân chúng ta với tinh thần và thái độ văn hóa trước công việc nữa.

YÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Sửa Luật Đầu tư công Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

TIN MỚI

tìm việc nhanh ở VietnamWorks
Return to top