ClockThứ Hai, 24/11/2014 14:18

Dã quỳ trong sương

TTH - Rực rỡ, phóng khoáng và bất cần trên cung đường gió bụi. Gần như đó là mặc định của tôi về dã quỳ khi gặp chúng ở Tây Nguyên. Có lẽ vì thế mà mỗi lần nghe dã quỳ, tôi lại nghĩ đến Tây Nguyên. Về màu hoa vàng thẫm suốt những quãng dài và làm nôn nao nhớ mỗi khi mùa về...

Dã quỳ dịu dàng trong sương ở Ba Vì. Ảnh: Internet

Nhưng hôm kia, tôi đã bắt gặp dã quỳ, cũng màu vàng ấy, vẫn sự mặc nhiên bất cần ấy nhưng lại có vẻ gì đấy mảnh mai, dịu dàng và khép nép trong gió trên bình độ 400. Lúc ấy, tôi vừa lưng chừng chân núi Ba Vì. Con đường cong và nhỏ nhắn chợt như bừng sáng bởi những cánh hoa rung rinh bên một triền đồi. Giữa mênh mang màu xanh của cổ thụ và thảm rừng, dã quỳ hồn hậu và thân thuộc như cái nhoẻn cười của người bạn lâu ngay gặp lại.

Thế nên, dã quỳ chính là những định hình đầu tiên của tôi về Ba Vì trong một ngày đầu đông. Tôi đã không nói với người đồng hành rằng, thực ra thì cái rét Bắc đã trở về nhiều quá đỗi trong những giấc mơ đồng hiện, như sự trở về từ ký ức tuổi thơ đã xa xôi nhưng nhiều hơn, như là khao khát được nhoài mình vào đông, như là được thêm sự trải nghiệm thú vị của cái co ro không ướt át vốn là điều ít có của xứ mưa – nơi mà tôi đang sống. Dễ thương như hơi ấm mình có sau những dằng dai...
Khi rời xe và bắt đầu leo lên những bậc cấp đầu tiên của đỉnh Vua ở độ cao 1.296m so với mực nước biển, không gian bắt đầu ẩm ướt và sương dầy đến nỗi khó mà nhìn được một khoảng xa hơn chừng mươi mét. Ba Vì không phải là rừng mưa và càng lên cao, thảm thực vật dưới chân các thân cây to cũng mỏng hơn. Khi bước những bước bồng bềnh và không biết khi nào các bậc cấp này mới dừng lại, tôi nghe mùi lá dưới chân mình đang ẩm dần, rồi cũng chợt tự hỏi cây ở đây có bao nhiêu ngày nắng để quang hợp và có màu xanh huyền hoặc trong sương đến thế kia...?
Sương vẫn la đà khi chúng tôi hạ dần độ cao. Những bức tường đổ, dấu vết của các căn phòng, cái cầu thang bên con đường nhỏ, những mảng rêu phong đã cũ... làm đầy hơn cảm giác về một ngày Ba Vì vắng khách. Tôi nhìn một thân cây vạm vỡ đàng hoàng mọc phía trong mảng tường, biết là cuộc sống từng có đã rời xa nơi này từ lâu lắm. Lâu đến nỗi ngôi nhà thờ bé nhỏ giờ chỉ còn là phế tích với những ngọn dây leo xanh lên trên khung tường rạn vỡ. Nhưng chắc hẳn, nó cũng từng là một kiến trúc đẹp với những đường kỷ hà làm họa tiết trang trí trên vòm mái. Không hề sợ hãi nhưng tôi biết mình đang thở những hơi ngần ngại trước yên vắng. Tiếng lá rơi trên quãng đồi và tiếng xào xạc của lũ dương xỉ trước mặt như muốn hỏi, liệu tôi có đến đây không nếu là người độc hành...?
Ngoại trừ đám than củi vương vãi và tắt ngấm từ lâu lắm ở phía trước, không còn điều gì khác để nói với chúng tôi rằng, có ai đó vừa qua. Lúc ấy, tôi thấy tiếc vì mình đã không có vài cành dã quỳ để bỏ lại một chút nồng ấm cho người nào đến sau nữa. Mùa này, cây ở đây cũng chưa cho hoa. Dưới bước chân là thảm lá nâu cũ.
Nhưng tôi đâu chỉ có ngày Ba Vì với sự quá tĩnh lặng, với những khoảng rừng sương ngập đỉnh lá, với hơi lạnh tràn vào người thật đã khi nhoài mình qua khung cửa xe. Ba Vì còn là khoảnh khắc hứng khởi của một kíp rất trẻ vào chụp ảnh cưới. Là tiếng cười trong veo của cô gái khi nói điều gì đó với bạn. Cả mấy giọt nước tinh nghịch rơi vào mắt tôi khi ngước lên cao và cả những câu chuyện dễ chịu dẫu không đầu không cuối. Và nồng nàn dã quỳ hoang dại trong một ngày đầy sương và se sẽ rét...
Khi nhìn Huế bắt đầu hiện dưới cánh bay với một màu trắng mờ của mưa, tôi nhận ra mình đã mang về cái nồng nàn vừa hoang dại, vừa hồn nhiên lại cũng vừa bí ẩn khi lay động dã quỳ trong sương Ba Vì. Y như như nỗi nhớ ương ngạch lẩn khuất hoài đâu đó...
Nguyễn An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều tác phẩm về tinh thần cách mạng tuổi trẻ giành giải cuộc thi "Trang sách thay đổi đời tôi"

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Theo đó, nhiều giải cao của Cuộc thi viết trên đã được trao tặng các tác phẩm "kinh điển" về tinh thần cách mạng của người trẻ như "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" hay "Thép đã tôi thế đấy".

Nhiều tác phẩm về tinh thần cách mạng tuổi trẻ giành giải cuộc thi Trang sách thay đổi đời tôi
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Return to top