ClockThứ Ba, 18/07/2023 14:00

Để người trẻ thêm yêu tà áo dài

TTH - Áo dài dù đẹp, dù văn hóa thế nào nhưng cũng mang yếu tố thời trang và đặc biệt phải phù hợp với thời đại mới có thể tồn tại được. Làm sao để tà áo dài truyền thống được người trẻ quan tâm, mặc lên và tôn vinh được nét đẹp, giá trị văn hóa di sản không phải là chuyện ngày một ngày hai.

Lan tỏa yêu thương qua từng chiếc áo dài“Áo dài Việt Nam – Lan tỏa yêu thương”

leftcenterrightdel
Người trẻ mặc áo dài tham dự các sự kiện văn hóa, lễ hội 

Ngày nay, tà áo dài đã được giới trẻ tiếp cận, hưởng ứng nhưng nói như lời GS. Thái Kim Lan đó vẫn là “tình yêu mới chớm”, chưa đậm đà.

Tín hiệu lạc quan

Theo GS. Thái Kim Lan, rất khó để định nghĩa về tình yêu áo dài. Tuy nhiên, theo quan sát những năm gần đây bà thấy ngoài nỗ lực của ngành văn hóa, phong trào mặc áo dài trong giới trẻ đã quay trở lại. Ở đó, giới trẻ vẫn đang trên con đường tìm hiểu áo dài, bởi với họ trang phục có sự thay đổi theo thời gian, thời đại.

“Các bạn trẻ hôm nay khác với thế hệ chúng tôi ngày xưa”, GS. Lan nhìn nhận. Ở thế hệ bà, chiếc áo dài là bản sắc, nhưng ngày nay có rất nhiều khuynh hướng thời trang đẹp và hẳn nhiên người trẻ nào cũng muốn mình đẹp. Thành thử, câu chuyện “sống lại” chiếc áo dài trong giới trẻ dù không sôi động như mong muốn, nhưng sự trở lại ấy cũng đầy lạc quan. “Tôi vẫn tin khi chọn áo dài các em ý thức được nó gần gũi với mình, thương mình và mình sẽ thương nó, như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “tình yêu như thương áo, quen hơi ngọt ngào”, GS. Lan hy vọng.

leftcenterrightdel
Hình ảnh người trẻ mang áo dài truyền thống trên đường phố rất duyên dáng 

Những năm gần đây, việc giới trẻ yêu thích và mặc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài sau này, đã ngày càng phổ biến. Họ cùng nhau chia sẻ kiến thức, chất liệu, điểm may… ở rất nhiều diễn đàn mạng xã hội, những buổi hội thảo, giao lưu. Áo dài ngũ thân cũng được giới trẻ mặc và xuất hiện ở nhiều sự kiện lễ tết, các điểm vui chơi văn hóa.

Tôn Thất Minh Khôi - chàng trai trẻ người Huế sinh ra và lớn lên ở phương Nam nói rằng, dù sinh ra ở đâu, giọng nói thay đổi ra sao nhưng luôn tự tin với cốt cách và tinh thần nối dõi cha ông. Đó là luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào khi mặc chiếc áo dài ngũ thân. Khôi nói rất đồng tình trong việc cách tân tà áo dài, nhưng theo chàng trai này cần phá cách, cách tân dựa trên nền tảng sẵn có. “Quan trọng hơn nữa đó là có sự định hướng của thế hệ đi trước, điều này có vai trò rất quan trọng trong tạo dựng niềm tin cũng như cảm hứng”, Khôi chia sẻ.

Giúp người trẻ hiểu rõ hơn về chiếc áo dài

Chia sẻ với giới trẻ về việc phát huy giá trị, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, để áo dài tồn tại trong đời sống hiện đại cũng như mọi mặt, cần lưu ý 3 điểm. Đầu tiên giữ hồn cốt áo dài truyền thống, từ đó mới quảng bá được vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị lịch sử, có như thế mới giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về chiếc áo dài. Thứ hai, phải tổ chức sao cho chiếc áo dài thích nghi với thời đại từ chất liệu cho đến kỹ thuật may đo, việc này những nhà thiết kế, những người yêu thích thời trang phải nhận thức rõ ràng nhất.

Cuối cùng, ở tầm vĩ mô của đất nước cần chiến lược chấn hưng văn hóa dân tộc, thì không riêng áo dài mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta sẽ được phục dựng. “Và tôi tin giới trẻ sẽ là lực lượng tiên phong để sống dậy những giá trị truyền thống của đất nước”, ông Hoa khẳng định.

Nhấn mạnh thêm về xu hướng cũng như hài hòa được yếu tố truyền thống – hiện đại, GS. Thái Kim Lan mong muốn người trẻ có sự tự do, phá cách. Mỗi người khi đến với thời trang phải có cảm giác, thẩm mỹ của riêng mình thì mới đồng hóa với trang phục mình đang mang.

GS. Lan cho rằng, ngoài giáo dục tri thức, giáo dục kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Liên tưởng đến áo dài, nghề may ấn định tất cả cho vẻ đẹp của tà áo dài. Chiếc áo dài của người xưa may không chỉ là nghề mà trong đó có “đạo may”, giúp người ta cảm nhận được thẩm mỹ của vải, của đường may, của kim chỉ và sự dấn thân để tạo ra sản phẩm bất biến. Vì thế, ngày nay ở thế giới hiện đại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc gìn giữ cũng như đưa may đo vào chương trình học cũng rất cần thiết, bởi đó cũng là một môn khoa học.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao cho hay, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” là ý tưởng có từ lâu, và thừa hưởng ý tưởng từ các thế hệ đi trước. Nghĩa là đưa áo dài quay lại cuộc sống, phục hồi và phát huy nó. Theo ông Hải, qua rất nhiều sự kiện lớn như Festival Huế, chiếc áo dài đã được quảng bá rộng rãi.

“Tuy nhiên chúng tôi nghĩ nó không thể dừng lại trên sân khấu và riêng người phụ nữ, mà phải phát huy làm sao cho thật tốt, được đến cộng đồng, trong đó có giới trẻ”, ông Hải nói và xúc động khi triển khai đề án các bạn trẻ hưởng ứng rất nhiệt tình. Chính sự hưởng ứng đó đã động viên, khích lệ ý nghĩa đối với những người triển khai đề án trong việc lan tỏa chiếc áo dài đi xa hơn.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Báo động người trẻ sử dụng ma túy

Theo thông tin từ UBND tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 400 người nghiện và gần 800 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng báo động, có tình trạng một bộ phận giới trẻ nhận thức rằng ma túy tổng hợp chỉ là chất kích thích gây cảm giác hưng phấn tức thời, không gây nghiện, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Báo động người trẻ sử dụng ma túy
Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc

Nhiều sinh viên ra trường tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn khó tìm việc làm, do thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện và nhất là hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp tại nơi làm việc.

Thiếu kỹ năng, người trẻ mất cơ hội làm việc
Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

TIN MỚI

Return to top