ClockThứ Bảy, 22/06/2024 11:18

Gầy dựng sách

TTH.VN - Ao ước và hy vọng sẽ sớm thôi, “Tủ sách Huế” đang được gầy dựng, sẽ có những cuốn sách “bình dân” một cách sang cả về Huế, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ấn Độ...Để làm quà tặng cho chính khách. Để đưa ra các kệ sách trên thị trường. Để du khách lựa chọn khi đến Huế, cùng nón Huế, tôm chua Huế hay kẹo mè xững Huế...
 "Trước nhà có cây hoàng mai" của nhà báo Minh Tự vừa được phát hành bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh tư liệu     

Mới đây, cuốn sách “Trước nhà có cây hoàng mai” (tái bản lần thứ nhất) của nhà báo Minh Tự được ra mắt bạn đọc tại Huế. 

Dày chưa đến 300 trang, với 36 bài viết ngắn được tuyển từ những bài báo viết về Huế của tác giả, cuốn sách, như một món quà quí, nhã nhặn, gọn gàng trong tay bạn đọc.

Điều đặc biệt, ngoài bản tiếng Việt, sách được ấn hành song song bản tiếng Anh. Đây được xem là điều hiếm hoi khi những cuốn sách về Huế lâu nay, được dịch ra tiếng nước ngoài, rất hi hữu.  

Chính vì thế, tại buổi ra mắt sách, không chỉ dừng lại ở giới thiệu sách, đã vỡ vạc thêm những câu chuyện, những ước nguyện. Đó là làm sao để có nhiều hơn những cuốn sách bỏ túi về Huế như “Trước nhà có cây hoàng mai”, được ấn hành bằng tiếng nước ngoài.  

Bà Khúc Thị Hoa Phượng cho rằng, đã đến lúc cần bổ sung một dòng sách khác về Huế, cho Huế, đặc biệt là sách về Huế bằng tiếng nước ngoài. Ảnh: Phan Thành 

Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Phụ nữ-bà Khúc Thị Hoa Phượng- cho hay, làm sách Việt bằng tiếng Anh để đưa sách Việt ra thế giới là một khát vọng. Một qũy xuất bản cũng được nhà xuất bản này  gầy dựng nhưng 5 năm qua, vẫn chưa gỡ được câu chuyện kinh phí.  

Chính cái khó này, từ những năm 1990 đến nay, Nhà xuất bản Phụ nữ cũng chỉ có vài đầu sách Việt dịch ra tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh.

Dẫu vậy, bà Hoa Phượng mong muốn, sẽ cố gắng có một bộ sách về Huế bằng tiếng Anh. Và sau “Trước nhà có cây hoàng mai”, một vài cuốn sách về Huế của các tác giả Huế đang được nhắm đến.

Một nét triêng, một điều đáng trân quý khi gần đây,  đời sống sách ở Huế trở nên phong phú và thi vị khi xuất hiện những cuốn sách về Huế của các nhà báo Huế.

Như nhà báo Hoàng Thị Thọ với  “Một mai nhớ Huế về thăm Huế”, được in năm 2014, vừa được tái bản. Và một cuốn nữa-“Xin đi từ thơ ấu”- cũng của tác giả-nhà báo Hoàng Thọ, được ra mắt tại Huế trong tháng 6 này. Hay gần đây là nhà báo Nguyễn Khoa Diệu Hà với “Ở xứ mưa không buồn” và “Một thời mạ Huế”. Nhiều hơn là nhà báo Phi Tân với 6 đầu sách về Huế đã được xuất bản. Riêng nhà báo Nguyên Du, góp mặt với 4  đầu sách đã được ấn hành...

Một cách ví von, nhà báo Minh Tự chia sẻ, rằng, sách cũng giống như lãnh địa ẩm thực. Có thực đơn cung đình với cao lương  mỹ vị, lại có những món ăn dân dã. Và anh tự nhận mình-một nhà báo viết văn-là một đầu bếp bình dân của món cơm hến Huế, bún bò Huế, bèo nậm lọc Huế...

Những cuốn sách về Huế gần đây của các nhà báo Huế. Ảnh: Nhật Nguyên   

Bà Khúc Thị Hoa Phượng thì cho rằng, bên cạnh những cuốn sách rất dày, nặng về nghiên cứu, hàn lâm, đã đến lúc cần bổ sung một dòng sách khác về Huế, cho Huế. Thay vì quá dày, đó là những cuốn sách bỏ túi nhỏ gọn, với những câu chuyện kể về Huế dung dị, gần gũi, lay động.

Nhà báo Minh Tự cũng cho hay, khi tái bản “Trước nhà có cây hoàng mai”, anh đã làm một khảo sát nhỏ với bạn đọc trẻ là học sinh, sinh viên, rằng các em có hay và thích đọc sách về Huế không. Các em trả lời là rất thích nhưng ngại đọc vì sách về Huế thường quá  dày và “khó” đọc.

Quả là không ít vấn đề đã được gợi mở từ một buổi ra mắt sách. Như đề xuất tỉnh nên hình thành, xây dựng một quỹ để làm những cuốn sách về Huế bằng tiếng Anh chẳng hạn.

Riêng mình, trở về từ buổi giới thiệu sách, tôi đã mang theo ao ước và hy vọng: Sẽ sớm thôi, “Tủ sách Huế” đang được gầy dựng, sẽ có những cuốn sách “bình dân” một cách sang cả về Huế, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ấn Độ...

Để làm quà tặng cho chính khách. Để đưa ra các kệ sách trên thị trường. Để du khách lựa chọn khi đến Huế, cùng nón Huế, tôm chua Huế hay kẹo mè xững Huế...

Đó là một cách để đưa văn hóa Huế, di sản Huế, con người Huế ra với thế giới và hút thế giới về với Huế.                                      

Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

Sáng 29/9, Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Sách và Văn hóa Huế” tại 23 - 25 Lê Lợi (TP. Huế) nhằm thực hiện các hoạt động về sách và văn hóa.

Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế
Khai trương Nhà sách FAHASA tại Aeon Mall Huế

Sáng 27/9, tại Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall Huế, số 8 Võ Nguyên Giáp, phường An Đông, TP. Huế, Công ty FAHASA tổ chức lễ khai trương Nhà sách FAHASA Huế. Đây là nhà sách thứ 2 mang thương hiệu FAHASA tại Huế và là một trong những nhà sách có quy mô lớn của hệ thống FAHASA trên toàn quốc.

Khai trương Nhà sách FAHASA tại Aeon Mall Huế
Không chỉ là những quyển sách cũ

Những tưởng chỉ là những cuốn sách với màu giấy đã phai dần theo thời gian, thế nhưng giữa lòng Cố đô, vẫn có những con người dành trọn tình yêu cho sách cũ theo nhiều cách khác nhau.

Không chỉ là những quyển sách cũ

TIN MỚI

Return to top