ClockThứ Bảy, 01/01/2022 13:30

Hội đồng Châu Bắc kỳ tại Kinh đô Huế

TTH - Dưới triều vua Khải Định (1916 - 1925) một số quan chức, thương gia, thợ thuyền… từ miền bắc vào làm việc, sinh sống tại Kinh đô Huế đã tập họp vận động thành lập Hội đồng Châu Bắc kỳ vào năm 1924.

Tổ chức lễ húy kỵ nhân 96 năm vua Khải Định băng hàChuyện bí mật trong cung đình thời vua Khải Định

Chùa Tập Thiện

Mục đích của hội nhằm có nơi sinh hoạt, đoàn kết trợ giúp nhau trong lúc quan hôn, tang tế nơi đất khách quê người. Chủ xướng việc này do ý kiến của: Thượng thư Bộ Hộ Phạm Văn Thụ (1866 -1930), nguyên quán xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Tổng đốc Nam Ngãi Từ Thiệp (1862 - 1936), nguyên quán xã Khê Hồi, huyện Thượng Phúc, Hà Nội. Ban đầu gồm có 40 hội viên ghi tên xin vào châu phổ, quyên góp mua sở đất rộng 3 mẫu gần chân núi Ngự Bình  làm “Đồng châu Bắc Việt nghĩa trang”. Tiếp theo, Hòa thượng Thích Phước Hậu (Lê Văn Gia, 1866-1953), nguyên quán xã An Tiêm, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình, trú trì chùa sắc tứ Linh

Quang (1), phát tâm hiến tặng hội đồng châu 3 sào đất gần chùa Quốc Ân để xây chùa Tập Thiện thờ Phật và hội viên sau khi quá vãng.

Vào hai dịp lễ lớn tế Nam Giao (1924), Tứ tuần đại khánh (mừng sinh nhật vua Khải Định lần thứ 40 (1925), hội đã cử ông Hồng Cung tổ chức mời các quan chức, nhân sĩ, doanh nhân… từ miền Bắc vào Huế dự lễ, tham quan đến họp mặt tại Bộ Hộ nghe thuyết trình về tôn chỉ, mục đích của hội đồng, sau đó đã quyên góp được số tiền khá lớn.

Tiếp theo, cụ Phạm Văn Thụ đích thân gặp ông Louis Cottez, Công sứ Thừa Thiên xin duyệt cấp một sở đất công rộng 2 mẫu ven bờ sông An Cựu để xây dựng hội quán. Công trình hoàn thành có phòng họp, phòng đọc sách, cư xá… đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Sân vườn trồng cây cảnh tươi đẹp. Từ nay, bà con từ đất Bắc vào Huế du lịch, kiếm việc làm hay đi tiếp vào miền Nam lập nghiệp có thể xin ở tạm một thời gian ngắn. Nếu người trong hội mệnh chung được phép làm tang lễ tại hội quán rồi đưa lên an táng tại nghĩa trang của hội hay chuyển về cố hương tùy ước nguyện của gia đình. Gặp trường hợp cô quả khó khăn, hội xuất quỹ tài trợ.

Các thành viên Hội đồng Châu Bắc kỳ ngày trước

Năm 1926, cụ Phạm Văn Thụ xin cáo lão hồi hưu trở về quê nhà. Hội đồng thuận kính mời cụ Nguyễn Khoa Tân (lãnh chức Thượng thư Bộ Hộ, thay thế cụ Phạm Văn Thụ) nhận chức Hội trưởng với lý do họ Nguyễn Khoa vốn gốc ở xã Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Tổ tiên đã theo chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại Thuận Hóa từ thế kỷ 17, nay dòng dõi phát đạt thành một cự tộc nổi tiếng khoa danh ở đế đô. Do đó, hội mong được nương vào thế lực của cụ hầu có thể duy trì phát triển lâu dài.

Kể từ sau năm 1945, triều Nguyễn cáo chung, Huế không còn địa vị Kinh đô của nước Việt Nam, Hội đồng châu Bắc kỳ cũng suy yếu dần không còn hoạt động tích cực, mạnh mẽ như xưa. Hội quán dần dần chuyển thành đền thờ đức Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (nay tọa lạc trên đường Phan Chu Trinh, gần cầu Kho Rèn). Chùa Tập Thiện một thời gian dài không có sư trú trì nên cũng lâm cảnh hương tàn bàn lạnh (2). Nghĩa trang của Hội đồng châu theo thời gian bị lấn chiếm như đất vô chủ. Thỉnh thoảng, chỉ một vài hậu duệ của các hội viên Hội đồng châu xưa lui tới thăm chùa, thăm mộ phần tiền nhân trong cảnh quạnh vắng đìu hiu…

Bài, ảnh: Trần Đình Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam

TIN MỚI

Return to top