ClockThứ Bảy, 11/02/2023 09:00

Hội làng nho nhỏ

Náo nức sới vật truyền thống làng Sình

Con số hàng ngàn người dự hội cho thấy, hội vật làng Sình từ nhiều năm nay đã vượt qua quy mô hội làng để trở thành ngày hội văn hóa - du lịch lớn của xứ Thần kinh vào dịp Tết đến, Xuân về. Rạo rực đối với bao người là câu ca: “Dù ai đi đó đi đây? Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”. Vật làng Sình cũng được “hiện đại hóa”, khi những năm gần đây được livestream rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội để mọi người khắp năm châu bốn bể cũng được thưởng thức.

Một hội làng khác ở Cố đô là lễ hội cầu ngư đã thành thông lệ cứ “tam niên đáo lệ”, tức 3 năm một lần của làng Thai Dương Hạ (Hải Dương) và Thai Dương (Thuận An) cũng thế. Tôi được biết, có nhiều khách du lịch ở phương xa đến Huế vào dịp ra tết là muốn được dự lễ hội cầu ngư với nhiều nghi lễ độc đáo này. Cũng như hội vật làng Sình bên dòng Hương giang, lễ hội cầu ngư ở vùng ven biển ngày càng được mở rộng quy mô và cũng đã nhiều cách tân trong tổ chức.

Đầy hứng khởi là không khí lễ hội sau tết. Và Huế mình tự hào là vùng đất của hội xuân, rộn ràng và đa dạng sắc màu vùng miền, với nào đu tiên, đua ghe và đua trải, vật bên cạnh vật làng Sình có vật làng Thủ Lễ (Quảng Điền), cầu ngư, mở cửa rừng… Tất cả đều ăn sâu vào máu thịt khi có bề dày truyền thống hàng trăm năm, gắn từ thuở ban đầu đi mở cõi.

Nếu như tết chủ yếu có tính chất gia đình thì du xuân với lễ hội - hội hè đình đám có tính xã hội, tính cộng đồng. Khi mà không khí lễ hội xuân ngập tràn đất nước thì cũng là lúc đó đây xuất hiện những lời bàn, lời hay những nhân bản giống nhau, việc khai thác tính thương mại của lễ hội quá mạnh… Nhớ Lênin có câu: “Cần khôi phục các lễ hội dân gian, nhưng cần giải thiêng chúng đi!”. Trong nhiều lễ hội, người ta đã “giải thiêng” bằng cách “đời hóa, tục hóa, thị trường hóa” lễ hội. Ô hay!

Cũng đã có những đổi thay nhưng vẫn còn đó hồn cốt và những nét xưa cũ của các hội làng xưa trong lễ hội xuân nay ở Huế. Hãy dừng lại ở sới vật làng Sình. Nhiều du khách đến đây là để được thượng đài. Có thể do điều kiện dự hội khá đơn giản, không đề cao thắng thua mà chỉ là “thử sức” nên cứ đến ngày làng mở hội vật là người dân khắp nơi theo nhau về Sình. Đây chính là hình thức gìn giữ nét văn hóa truyền thống vô cùng hiệu quả, bởi chính người dân là chủ thể tham gia bảo tồn lễ hội.

Đã là thương hiệu của cả một vùng đất và đang trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, vật làng Sình hay lễ hội cầu ngư làng Thai Dương vốn khởi đầu từ một hội làng. Nhớ trong một chia sẻ, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy, cựu Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, bày tỏ rất mong mọi người trẩy hội đầu xuân hãy tìm đến những hội làng nho nhỏ. Ở đó, mỗi người sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hóa Việt Nam được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Mừng cho Cố đô. Những lễ hội xuân lớn như vật làng Sình hay cầu ngư làng Thai Dương vẫn gìn giữ được những nét đẹp của hội làng nho nhỏ xưa.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top