ClockChủ Nhật, 20/02/2022 06:10

“Huế đem đến cho tôi nhiều thử thách thú vị”

TTH - ThS. Andrea Teufel (CHLB Đức) nhận tôn vinh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019. Gần 19 năm tâm huyết với công việc bảo tồn di sản Huế, Andrea Teufel - thạc sĩ bảo tồn và phục hồi xem Huế như là quê hương thứ hai. Là một trong những chuyên gia hàng đầu của Cộng hòa Liên bang Đức tham gia trùng tu, bảo tồn khu di sản Huế, bà và cộng sự đã đạt được giải ba giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh; đồng thời, đạt giải ba giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc năm 2018 và được vinh danh là một trong những trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2019.

Sẽ có thêm nguồn lực trùng tu di sảnCHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản Huế

Nhân dịp đầu năm mới 2022, thạc sĩ Andrea Teufel đã dành cho CTV Thừa Thiên Huế Cuối tuần một cuộc trao đổi cởi mở.

Chào bà, bà có thể giới thiệu cho độc giả đôi nét về cuộc sống và công việc của bà tại Việt Nam?

Năm 2003, lần đầu tiên tôi đến Huế với nhiệm vụ tu sửa những bức bích họa trong cung An Định. Dự án này được tài trợ nằm trong chương trình bảo tồn văn hóa của Bộ Ngoại giao Đức. Đến nay đã gần 19 năm. Từ đó, nước Đức tiếp tục tài trợ những dự án hợp tác của Hội Bảo tồn Di sản văn hóa (GEKE) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhằm mục đích gìn giữ Huế như thành phố di sản thế giới. Tính đến nay, đã có 5 dự án trải dài nhiều năm, mỗi một dự án với một chủ đề chuyên môn và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các dự án đều cùng chung một khái niệm về sự chuyển giao phối hợp và ứng dụng trực tiếp những kiến thức thực tiễn và lý thuyết về một phương thức bảo tồn - tu sửa dựa trên khoa học và thực nghiệm cho những người tham gia dự án về phía Việt Nam.

Th.S Andrea Teufel (CHLB Đức) nhận tôn vinh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu tỉnh năm 2019

Khởi đầu được xem là nhiệm vụ nhỏ và kéo dài 3 tháng trong một thành phố châu Á ở miền Viễn Đông ấy, lại thay đổi đời tôi sâu xa đến nỗi, nơi chốn này giờ đây với năm tháng đã trở thành trung tâm trong đời sống và công việc của tôi. Không phải đơn giản, với tư cách là một người châu Âu phái nữ, có thể hiểu thấu nền văn hóa châu Á, đặc biệt nền văn hóa Việt Nam, và còn đặc biệt hơn là nền văn hóa Huế. Nhưng nhờ vào lòng yêu thích vốn có, tôi đã luôn cởi mở, quan tâm và sẵn sàng nhập cuộc và thích nghi, tôi học hỏi được thêm thông qua công việc hàng ngày gần gũi với đội ngũ người Việt và những đồng nghiệp khác, chẳng hạn như những đồng nghiệp từ Đại học Huế và những người bạn của tôi. Điều ấy làm tôi thích thú và càng lúc càng thấy thú vị hơn. Hiện, tôi đang sống với Leopold, phu quân của tôi, mười năm trước anh ấy đã từ Pháp dọn về Huế, và với chú chó Việt Nam Loulou 16 tuổi. Chúng tôi thực sự rất thích ở đây bên bờ sông Hương.

ThS. Andrea Teufel và cộng sự dự án điện Phụng Tiên

Qua những dự án trùng tu di tích đã tham gia, điều gì khiến bà thấy tâm đắc nhất?

Đối với tôi, thành phố Huế đem đến rất nhiều nhiệm vụ và thử thách vô cùng thú vị. Ở đây có thể xác định khu vực căng thẳng nằm trong sự khó khăn bảo tồn những chất liệu dễ hư hoại và những kiến trúc được xây cất bằng những chất liệu ấy trong điều kiện thời tiết chỉ thuận lợi cho sự tàn phá, cộng thêm những đòi hỏi và hậu quả của những dòng khách thăm viếng ồ ạt. Làm thế nào để những di tích văn hóa và những công trình kiến trúc có một không hai, dễ bị hư hại ấy có thể chịu đựng được những sức ép, được bảo tồn một cách trung thực, được cống hiến và trao truyền cho du khách đầy ấn tượng và thú vị, câu hỏi ấy làm nên mục tiêu nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn, tu sửa, bảo quản và là trọng tâm chính trong công việc của tôi. Chẳng hạn, những đồng nghiệp Việt Nam và tôi đã triển khai một phương pháp đáng tin cậy thích hợp trong mọi tình huống để khôi phục những kỹ thuật trang trí và trát vôi truyền thống của Việt Nam. Với công trình này và cách chúng tôi trao truyền phương pháp ấy cho những người tham gia dự án trong thời gian dài, chúng tôi đã được HUSTA và VUSTA trao giải thưởng sáng tạo hạng 3 vào năm 2018.

Dự định của bà trong năm 2022 là gì?

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho dự án hiện thời, khôi phục và triển khai Điện Phụng Tiên trong Đại Nội, được dự thảo từ năm 2017 cho đến năm 2026. Trong dự án này, chúng tôi đi những bước đường mới. Chúng tôi bảo tồn những tàn tích, phục hồi những kiến trúc đang tồn tại và sẽ tái hiện những gì chưa được bảo tồn bằng những chứng nhận lịch sử tại chỗ nhờ vào phương tiện phóng chiếu, kỹ thuật số và nghệ thuật. Nhờ thế điện Phụng Tiên sẽ lý thú và có thể trải nghiệm được trong tương lai.

Và rồi, tôi sẽ rất sung sướng, hy vọng sẽ gặp lại nước Đức sau 2,5 năm bị giãn cách do dịch COVID-19 và gặp lại gia đình, nhất là được ôm bà mẹ 77 tuổi của tôi.

Xin cảm ơn bà!

HOÀNG THỊ THỦY TIÊN (Thực hiện) 

GS.TS. THÁI KIM LAN (Dịch từ bản tiếng Đức)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top