ClockThứ Tư, 20/04/2022 12:34

Hương Thủy đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh thứ 10

TTH.VN - Sáng 20/4, TX. Hương Thủy tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Lương Văn (làng Lương Văn – P. Thủy Lương).

Nguồn tư liệu quý chưa từng được công bốLên phương án bảo tồn chứng tích lịch sử Chín HầmThủy Thanh được thăng hạng từ xã loại II lên loại IDấu tích văn hóa Champa: Nét độc đáo trên vùng đất Thừa Thiên Huế

Tại lễ đón nhận 

Căn cứ “Ô Châu Cận lục” của tác giả Dương Văn An (1553), làng Lương Văn ra đời cách đây gần 500 năm và đình Lương Văn được xây dựng vào khoảng nữa cuối thế kỷ XVI.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình Lương Văn được trưng dụng thành Trụ sở làm việc Ủy ban hành chính xã Thủy Lương. Đến năm 1949, khi sáp nhập 2 xã Thủy Lương và Thủy Châu thành xã Minh Thủy, đình Lương Văn trở thành trung tâm văn hóa và là trụ sở hội họp của dân làng Lương Văn. 

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, một số chiến sỹ cách mạng, du kích địa phương đã dựa vào đình, đền, miếu… để trú ẩn và hoạt động. Do đó, năm 1952 thực dân Pháp và tay sai cho đốt đình làng, các sắc phong lưu tại đình cũng bị cháy hoàn toàn.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, đình Lương Văn đã xuống cấp cũng như được nhiều lần tu sửa, trong đó, năm 1810, dưới thời vua Gia Long, đình được trùng tu với quy mô lớn và lần gần đây nhất là vào năm 2000.

Ông Hoàng Tích, trưởng làng Lương Văn cho biết: “Trước đây đình được xây dựng với quy mô rộng lớn hơn hiện nay, gồm 3 gian 2 chái, theo kiến trúc truyền thống nhà rường Huế, mái lợp ngói liệt, các cấu kiện cột kèo, xuyên, trến được làm bằng gỗ, chạm khắc tinh xảo. Dưới thời nhà Nguyễn, làng Lương Văn thuộc tổng Lương Văn nên hằng năm vào các dịp “xuân thu nhị kỳ”, triều đình cử các quan về cùng dân làng tổ chức tế lễ ở đình làng để tạ ơn các thần linh đã có công hộ quốc và tri ân các bậc tiên hiền có công trong việc mở mang bờ cõi. Sau này, do điều kiện nên 3 năm làng tổ chức tế lễ một lần”.

Ngày nay, đình Lương Văn và miếu khai khẩn làng còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: hoành phi, liễn đối, các tự khí…; các nhà thờ họ tộc và đền, miếu của làng lưu giữ 24 sắc phong của triều đình nhà Nguyễn phong tặng. Đó là những di sản quý, góp phần tô đẹp những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của làng Lương Văn

Dịp này, UBND P. Thủy Lương công bố thành lập Ban quản lý di tích lịch sử Đình Lương Văn nhằm tạo sự kết nối, chung tay giữa chính quyền và các họ tộc làng Lương Văn trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.

Hiện, trên địa bàn TX. Hương Thủy có 15 di tích được công nhận, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh. Hương Thủy đang thu thập cứ liệu để lập hồ sơ đề nghị công nhận nhà thờ họ Lê – Bá – Thúc – Quý (P. Thủy Dương) là di tích lịch sử cấp tỉnh thứ 11 trong năm 2022.

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng

Trong 2 ngày (14-15/12), Trung tâm Văn hoá Thông tin & Thể thao thị xã Hương Thủy phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức giải bóng bàn các câu lạc bộ (CLB) Hương Thủy mở rộng năm 2024. Giải thu hút 230 tay vợt của 32 CLB trên địa bàn thị xã, toàn tỉnh và các CLB đến từ Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hưng Yên, tham gia tranh tài.

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng
Return to top