ClockChủ Nhật, 31/08/2014 14:04

Khơi nguồn sáng tạo trẻ

TTH - Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng (là sân chơi trí tuệ được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế (Liên hiệp hội) triển khai cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng từ 6 đến 19 tuổi trên địa bàn. Qua Cuộc thi, nhiều ý tưởng độc đáo của các em được cụ thể hóa, nhiều sản phẩm đạt giải cao tạo động lực cho các em phấn đấu trên con đường học tập, nghiên cứu sau này.

Với mục đích khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, từ đó tìm kiếm và phát hiện những ý tưởng, sáng kiến, khuyến khích các em áp dụng vào đời sống sinh hoạt, học tập, Liên hiệp hội phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai Cuộc thi thường niên. Đây được xem là “sân chơi” bổ ích cho các em có niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI năm 2013
Theo GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp hội: Nhiều năm qua, Thừa Thiên Huế luôn được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật khá mạnh. Từ năm 2008 đến nay, Liên hiệp hội luôn duy trì tốt cuộc thi và qua các lần tổ chức đã gặt hái được nhiều thành công cả về công tác tổ chức lẫn số lượng, chất lượng đề tài tham gia. Qua các Cuộc thi, nhiều ý tưởng sáng tạo của các em được thể hiện và có khả năng ứng dụng cao. Năm 2014 là năm có nhiều đề tài tham gia nhất từ trước đến nay và cũng là năm mà BTC tiến hành nhiều biện pháp bảo đảm tính công khai, công bằng, nghiêm túc trong việc phân loại, rọc phách, thành lập hội đồng chấm thi và tổ chức chấm thi.
Qua 7 lần tổ chức Cuộc thi (từ năm 2008 đến 2014), đã có gần 1.800 mô hình, sản phẩm đăng ký tham gia, trong đó có 108 đề tài được trao giải ở cấp tỉnh. Trong năm 2014, có gần 500 đề tài đăng ký tham gia ở cơ sở và 43 đề tài được xét vào vòng chung khảo. Ban tổ chức đã tiến hành tổ chức phân loại, đánh giá và xét trao giải cho 27 đề tài, gồm: 3 giải nhất, 8 giải nhì, 7 giải ba, và 9 giải khuyến khích. Qua các lần tham gia Cuộc thi toàn quốc, tỉnh có 12 giải: gồm 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích.
Điều tạo nên thành công cho cuộc thi chính là sự phối hợp của các đơn vị liên quan, nhất là các trường và phòng giáo dục các huyện. Ông Lê Đăng Thái, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền cho hay: Để chuẩn bị cho cuộc thi, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tiến hành Cuộc thi giành cho học sinh các trường trong huyện, từ đó tuyển chọn những sản phẩm xuất sắc nhất tham gia giải toàn tỉnh. Đây có thể nói là bước đệm giúp các trường cũng như phòng tuyển chọn những ý tưởng tham gia cuộc thi, từ đây mang lại những thành tích cao. Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đã nhận được 64 mô hình, sản phẩm tham gia dự thi. So với những năm trước, số lượng mô hình, sản phẩm tham gia dự thi tăng, chất lượng sản phẩm được đầu tư công phu, hoàn thiện và có tính ứng dụng cao. Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đã chấm, trao giải và lựa chọn 14 mô hình, sản phẩm ở cả 5 lĩnh vực tham gia dự thi cấp tỉnh.
Niềm say mê tìm tòi, khám phá khoa học đã thu hút sự tham gia cuộc thi của các em ở nhiều lứa tuổi khác nhau, từ các em học sinh lớp 2 với những mô hình học cụ đơn giản đến các em học lớp 12 với những mô hình có tính ứng dụng cao vào thực tiễn. Ví như mô hình lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời của của 2 học sinh Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1) và Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) Trường THCS Điền Hoà (huyện Phong Điền). Mô hình này có khả năng ứng dụng khá cao, có thể cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân ven biển thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là các hộ dân ở vùng đảo, hay có thể trang bị trên các tàu đánh bắt xa bờ nhằm phục vụ nước sinh hoạt cho ngư dân.
Em Hồ Văn Anh Kim tác giả mô hình cho hay: “Ý tưởng về mô hình này xuất hiện khá lâu trong đầu em. Tuy nhiên chỉ khi tham gia Cuộc thi với sự chung sức của Nguyễn Hoàng Phi Long và sự hỗ trợ của các thầy cô, chúng em mới có thể cụ thể hoá, xây dựng mô hình một cách hoàn thiện nhất. Em hy vọng sẽ có nhiều sân chơi như thế để chúng em có thể phát triển sức sáng tạo của mình, cụ thể hoá được những ý tưởng mới.
Để đẩy mạnh phong trào sáng tạo của học sinh, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực động viên các em thành lập các câu lạc bộ khoa học, khéo tay hay làm... từ đó phát hiện những ý tưởng hay, giúp các em hoàn thiện các sản phẩm tham gia dự thi. Một số trường nhờ có sự quan tâm của ban giám hiệu, các bậc phụ huynh, nên các em có sự tích cực thi đua sáng tạo sôi nổi.
Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Return to top