ClockThứ Hai, 04/04/2022 12:44

Lễ húy kỵ lần thứ 61 của cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình

TTH.VN - Sáng 4/4, Bảo tàng Lịch sử tỉnh long trọng tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 61 (4/4/1961 - 4/4/2022) của cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình (Ưng Bình Thúc Giạ Thị) tại di tích Châu Hương viên (355 Nguyễn Sinh Cung, phường Phú Thượng, TP. Huế).

Trùng tu Châu Hương Viên theo hướng bảo tồn thích nghiCòn “nợ” tiền nhânLấy ý kiến trùng tu Châu Hương Viên

Các nghệ sĩ, nghệ nhân ca Huế thắp hương tưởng nhớ cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình

Tại lễ húy kỵ, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT đã viếng hương tưởng nhớ cống hiến của cụ Ưng Bình; đồng thời bày tỏ mong muốn cùng nhà thơ Võ Quê, chủ nhiệm CLB Ca Huế và các nghệ sĩ của CLB tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế - di sản phi vật thể của quốc gia.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình (1877 - 1961). Ông sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, TP. Huế; là con quan Hiệp tá Tiểu Thảo Nguyễn Phúc Hường Thiết và bà Nguyễn Thị Huệ và là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh. Thuở nhỏ, Ưng Bình học ở Huế. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc Học và đỗ đầu kỳ thi Ký lục năm 1904, ông được bổ làm Ký lục ở Huế.

Ông là một nhà thơ lớn thời cận đại, đã để lại cho đời gần 2.000 bài thơ chữ Việt, Hán và tuồng. Ông cũng được xem là người có công lớn trong sự hình thành và phát triển ca Huế thính phòng.

Gắn liền với tên tuổi, cuộc đời của nhà thơ, danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Châu Hương viên là nơi ông và nhiều danh nhân, thi sĩ khác đến sáng tác. Ngày 30/6/2020, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích “Lưu niệm danh nhân Ưng Bình tại Châu Hương viên” là di tích cấp tỉnh.

Nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa Huế đặc sắc và xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản trong tương lai, đại diện Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (đơn vị quản lý di tích) cho biết, UBND tỉnh đã có quyết định đầu tư xây dựng công trình; bảo tồn, tu bổ di tích “Lưu niệm danh nhân Ưng Bình tại Châu Hương viên” với tổng kinh phí đầu tư 10,4 tỷ đồng với các hạng mục: nhà chính, nhà phụ, bình phong, sân nền, hàng rào cây xanh… có tổng diện tích khoảng 300m2.

Tin, ảnh: Bạch Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Hội thơ tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình

Chiều 14/9, tại Nhà lưu niệm Ưng Bình Thúc Giạ Thị diễn ra chương trình “Thơ Mùa thu” do Chi hội thơ Phú Vang - Hội thơ Hương Giang tổ chức.

Hội thơ tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc

TIN MỚI

Return to top