ClockChủ Nhật, 30/09/2018 16:49

Mọi khả năng đều có thể nếu hợp lý

TTH - Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ dẫn tới tình huống phải phá bỏ công trình.

Gian nan bảo tồn kiến trúc PhápGiao lưu trực tuyến: Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc PhápCần sự hòa hợp giữa kiến trúc cổ & hiện đại

Trường THPT Hai Bà Trưng, cũng là kiến trúc Pháp tiêu biểu

Giá trị di sản của một công trình được thể hiện ở các khía cạnh: Giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc - mỹ thuật và công năng sử dụng, trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và cũng có thể xuyên thời gian nếu tổng hòa các giá trị có tính vĩnh cửu, được chính thức thừa nhận, theo góc độ quản lý Nhà nước, bằng một văn bản hành chính. Qua bao biến thiên của điều -lịch sử - chính trị - xã hội, các giá trị di sản đó có thể bị xói mòn, mất đi hay tiếp tục được phục hưng để sống mãi, hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm, cách ứng xử của chủ thể di sản và các cơ quan quản lý Nhà nước về di sản đó.

Ví như 27 công trình “kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Huế” trong danh mục công bố tại Quyết định 1152/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì trường hợp công trình 26 Lê Lợi, cần xem xét các giá trị lịch sử (xưa nay là công trình gì, gắn liền sự kiện, nhân vật lịch sử, có vai trò như thế nào...), giá trị kiến trúc - mỹ thuật (có gì tiêu biểu cho phong cách kiến trúc thuộc địa, nghệ thuật và biểu tượng trang trí) và giá trị sử dụng (trụ sở, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa...), từ xưa đến nay như thế nào, ở mức độ nào? Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý di sản cần trả lời những câu hỏi đó để định vị tọa độ của di sản.

Khách sạn Sài Gòn Morin là một trong những công trình kiến trúc Pháp độc đáo

Tư liệu của chúng tôi có được cho thấy, có khả năng đây từng là trụ sở của tuần báo Sông Hương những năm 1936-1937, gắn liền những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phan Khôi, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn. Xây dựng một hồ sơ di sản với đầy đủ tư liệu (văn bản, hình ảnh) mới có thể khẳng định giá trị của di sản, ở khía cạnh nào, mức độ nào, có cần thiết để trùng tu, phát huy giá trị cho phù hợp hay phá bỏ đi khi không thể, không có điều kiện bảo tồn...

Từ đây lại đặt ra hai vấn đề, giữ gìn hay xóa đi một công trình, tùy thuộc vào việc khẳng định nó có còn giá trị hay không (lịch sử, kiến trúc - mỹ thuật, sử dụng). Khi đủ luận chứng, luận cứ bảo tồn, gìn giữ thì phải giải quyết câu chuyện trùng tu tôn tạo. Đây là một vấn đề nan giải bởi hiện nay, về mặt kỹ thuật thì các công trình kiến trúc thuộc địa đều trong tình trạng xuống cấp, hết hạn sử dụng nên câu hỏi đặt ra là có đủ kinh phí, công sức để gia cố, trùng tu tôn tạo và giá trị sử dụng của nó có phù hợp, xứng tầm hay không?

Trung tâm Festival Huế với lối kiến trúc Pháp rất đẹp

Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ dẫn tới tình huống phải phá bỏ công trình. Lúc đó, công trình mới thay thế phải đảm bảo cả về hình thức (phong cách kiến trúc xây dựng) lẫn nội dung (chức năng hoạt động) sao cho hài hòa với không gian đặc hữu (sinh thái cảnh quan, lịch sử và văn hóa) của con đường Lê Lợi ven sông Hương. Xét tổng thể thì đường Jules Ferry huyết mạch thời Pháp - đường Lê Lợi hiện nay - đã mất nhiều công trình kiến trúc thuộc địa. Cho nên nếu đoạn đường từ Trung tâm Học liệu đến Hoàng Hoa Thám, mọc lên một số công trình mới mang phong cách kiến trúc thời thuộc địa, với vóc dáng và chiều cao vừa phải, như khách sạn Morin, là điều khả dĩ. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là công năng, làm sao nó phải thực sự trở thành một không gian, địa chỉ văn hóa du lịch Huế độc đáo, đặc trưng.

Bên cạnh đó, cũng cần công khai bộ hồ sơ di sản với những giới hạn, phạm vi và tiêu chí khảo sát, đánh giá... cũng như quá trình khảo sát, xây dựng hồ sơ di sản để các cơ quan ban ngành hữu quan, các nhà nghiên cứu và cả người dân muốn quan tâm tham gia. Giữ gìn một công trình xưa cũ hay đập bỏ để xây dựng một công trình mới, đều là khả năng có thể nếu có lý.

 Bài: TRẦN ĐÌNH HẰNG - Ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Return to top