ClockThứ Tư, 20/08/2014 18:08

Nam Đông: Dạy đánh cồng chiêng

TTH.VN - Để bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, sáng 20/8, Phòng Văn hóa thông tin thể thao và du lịch huyện Nam Đông tổ chức khai giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng năm 2014.

Trước thực trạng nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Cơ tu bị thất truyền, mai một và lãng quên, không được người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ quan tâm; trong đó có văn hóa cồng chiêng.

Qua 20 ngày học tập, các học viên sẽ được nghệ nhân truyền đạt những giai điệu, tiết tấu đánh cồng chiêng kết hợp với trống và một số nhạc cụ trong các nghi lễ đâm trâu, cưới hỏi, đón khách, đám tang, cúng thân linh… dựa trên nền tảng từ các bài chiêng, trống của người đồng bào dân tộc Cơ tu, kết hợp với nét văn hóa đặc sắc của địa phương như: Za Zã, Ba booch, Co Lêng, Cơ Lau…; qua đó tạo nên sự độc đáo, tinh túy riêng...
Văn Phúc-Tiến Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hết mình vì đam mê

Không phải là những bản nhạc điện tử như các DJ (Disc Jockey: người lựa chọn, điều chỉnh âm nhạc) Digital hiện nay, chàng thanh niên Hồ Tín (Tứ Hạ, Hương Trà) lại theo đuổi con đường thuở sơ khai của ngành nghề này, đó là DJ Vinyl (Vinyl: đĩa than) - một “nghề” ít ai còn quan tâm.

Hết mình vì đam mê
Hợp tác phát triển văn học nghệ thuật

Tiếp nối truyền thống kết nghĩa, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) 3 địa phương Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh vừa ký kết hợp tác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực VHNT.

Hợp tác phát triển văn học nghệ thuật
“Check - in” Hoàng cung với cổ phục

Gần đây, phong trào “phục hưng” trang phục truyền thống phát triển mạnh mẽ. Các loại cổ phục có nguồn gốc từ Huế, như áo ngũ thân, áo tấc, Nhật bình được nhiều người yêu thích.

“Check - in” Hoàng cung với cổ phục
Return to top