ClockThứ Ba, 02/06/2015 15:48

Nắng thương nhớ

TTH - Bằng lăng thì gần như ở đâu cũng có. Cái màu tím ngát ấy. Ngay trên đường hàng ngày mình qua. Nơi bạn đến mỗi ngày. Mình thấy, tuổi cũng giống như bằng lăng mùa phai. Nhưng mình thích hoa, không thích quả. Quả bằng lăng khô đi, đeo dai dẳng trên cành, nom thật xấu…

Nhưng bằng lăng cũng là hoa gọi nắng. Nhất là bây giờ, khi hoa phượng đã không còn nhiều nữa. Mà tại sao thế nhỉ? Màu nắng thương nhớ của lứa mình chẳng lẽ cũng đã thuộc về ngày đã cũ. Lũ trẻ bây giờ, vẫn có hoa phượng, nhưng sân trường đã ít đi màu hoa rực lửa mà thay vào đó là hiền hậu bằng lăng, hay nồng nã mà thản nhiên của sắc màu hoa giấy. Thời gian trôi đi, có nhiều thứ đã thay đổi. Chắc chả còn những màu mực tím, mực xanh với những dòng chữ hồn nhiên, ngờ nghệch ngày nào. Lũ trẻ bây giờ có nhiều cách lưu dấu ngày chia tay với những bức ảnh, clip thật sống động và dễ thương. Như mình ấy, đã ngơ ngẩn trước những hình ảnh đáng yêu của lũ trẻ vừa kết thúc năm học cuối phổ thông trung học mình thấy hôm nào trên màn hình ipad. Cách chúng bộc lộ cũng khác ta ngày xưa thật nhiều. Sôi nổi hơn, dạn dĩ hơn và tất nhiên là hiện đại hơn. Nhưng mình thấy, xuất hiện trong những hình ảnh đáng yêu vẫn là bóng nắng nhảy nhót tinh nghịch. Cái bóng nắng đã từng rớt xuống tóc, xuống vai ta trong một ngày chia tay đã thuộc về xa rồi.

Có câu hát nào đó: tuổi theo mùa đi mãi. Ký ức cũng khác trong những mảng màu. Có đôi khi trong giấc mơ mình có, màu nắng không phải như màu hoa phượng, cũng không tím ngát, cũng không hề lầm lụi trong những dáng người được bọc kín, vội vã hay chậm rãi một cách nhẫn nại trên các cung đường mà ngọt màu lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi mình lần đầu tiên đặt chân đến. Những gam vàng non, vàng mơ, vàng sậm… như một trải nghiệm và nắng cứ thế thong dong trên các triền đồi. Chí ít thì mình đã cảm thấy thế, với tràn ngập sảng khoái và tràn ngập yêu thương khi xê dịch trên những cung đường cong, trập trùng. Nơi mà thi thoảng khi dừng lại, mình đã bắt gặp mấy đứa trẻ trông lem luốc nhưng bầu bĩnh, những nụ cười ngượng nghịu của mấy cô gái đang may vá thêu thùa bên hiên, gặp màu nắng bình dị trên những chùm ngô già lấp ló…
Khi quay lại để trở về, lúc xe chạy trên đường cao tốc, mình vẫn thấy rõ màu nắng trôi tít tắp bên khung cửa. Thấy nắng soi qua cửa kính, để lại mấy vệt hình đa diện nhảy nhót trên vô lăng và đuổi theo người mãi trên cung đường thênh thang. Lúc ấy, khi nhắm mắt lại đôi chút, mình cứ thấy màu nắng tỏa xuống trên rừng lá hình kim khi ngược đường 28 để lên thung lũng Máng Chi, nơi mình có những ngày đầy gió.
Khi ấy, mình biết mình có thêm một màu nắng thương nhớ…
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vũ điệu thời gian”

Là chủ đề của chương trình nghệ thuật do Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn tối 22/11, tại sân khấu Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế. Chương trình trong khuôn khổ Festival Huế Mùa Đông 2024 và chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

“Vũ điệu thời gian”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng

Trong năm 2024, có 6 cá nhân tặng hiện vật và 9 cơ sở, cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống Huế hỗ trợ cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trong công tác trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế đến với công chúng, khách tham quan.

Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Return to top