ClockChủ Nhật, 18/10/2020 15:10

Ngày lụt & văn hóa sẻ chia

“Khúc ruột” miền Trung

Đã mấy ngày rồi đi qua mà tôi vẫn cứ mãi ám ảnh về hình ảnh người chồng trẻ ở Phường Hóp (Phong An, Phong Điền) khóc vợ và con yêu chuẩn bị lọt lòng bị nước lũ cuốn trôi được đăng tải và nhanh chóng lan truyền trên facebook, kèm theo đó là những sẻ chia đầy thương cảm. Ngay trong buổi trưa ngày 12/10, trên mạng xã hội, nhà thơ Mai Văn Hoan có bài thơ Rơi lệ nhiều xót xa: “Vợ anh chưa “vượt cạn”/Đã bị lũ cuốn trôi.../Anh gọi vợ khản hơi/ Cả xóm làng rơi lệ”. Một ngày sau đó, trên facebook có tên “Cổ động”, bạn Phạm Minh Hoàng có tranh “Người đá”, lấy cảm xúc từ câu chuyện thương tâm này khiến người xem… nghẹn lòng. 

Hơn 20 năm trước lụt lịch sử 1999, cả mấy ngày liền bị nhốt trong căn nhà có nước ngập đến tận cửa sổ ở Thủy Phương (thị xã Hương Thủy), tôi như kẻ bị trầm cảm, khi vừa sợ vừa lạnh, lại vừa mù tịt thông tin bên ngoài. Nhớ khi nước lui, thông đường chạy thẳng lên Huế và tôi đã sững sờ khi hình ảnh bắt gặp là cảnh đổ nát, sạt lở và đặc biệt hàng chục mạng người ở công viên. Hồi đó cũng đã có điện thoại di động nhưng chỉ là loại “cục gạch” không phổ biến, nay chỉ còn thấy ở mấy mệ bán cá hay mấy ôn chạy xe ôm, pin sạc chỉ dùng được vài tiếng đồng hồ.

Mọi thứ bây giờ đã được thay đổi, khi cùng với hệ thống truyền thanh và báo chí, đã có sự nhập cuộc tích cực của mạng xã hội. Trên internet, Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh liên tục cập nhật thông tin bằng hình ảnh về vị trí ngập lụt trên địa bàn giúp người dân nắm rõ và khi cần thiết chọn cho mình một lối đi hợp lý và an toàn. Còn với zalo hay messenger, người dân có thể thăm hỏi nhau về tình hình, chia sẻ những cảm xúc hay có những thông tin muốn cần được trợ giúp.

Cũng khác với xưa kia, mưa to lụt lớn mấy ngày qua, cùng với nỗi lo nước ngập và đói rét, chừ đây còn thêm âu lo cúp điện gây bao nhiều phiền toái trong sinh hoạt, trong đó có nỗi khổ chiếc smartphone hết pin và không thể kết nối được. Cả ngày đêm nhà bị mất điện, buổi sáng chạy tới một quán cà phê. Cảnh tượng khó quên là có rất nhiều người đến quán vì lý do để nạp điện cho chiếc điện thoại di động thông minh hay laptop. VNPT cũng đã bố trí xe ứng cứu thông minh và máy nổ phục vụ bà con nội thành Huế đến sạc máy điện thoại hay đèn sạc miễn phí ở 40 Đinh Tiên Hoàng.

Hãy dừng lại vài sẻ chia trên mạng xã hội những ngày qua: “Phương tiện lưu thông Phan Chu Trinh chỗ 176, đoạn café She tới Trung tâm Giáo dục thường xuyên chú ý có nắp cống bị bung lên. Cẩn thận va vào cống!” (Người xứ Huế); Hoàng Anh Moc Garden 38/35 Điện Biên Phủ (0915473734), ai cần giúp đỡ hãy gọi cho chúng tôi, ai cần gửi xe lên Điện Biên Phủ, ai gặp khó khăn chỗ ở, các bữa ăn chống đói qua mùa lụt mời ghé chúng tôi” (Thừa Thiên Huế); “Giữ rác lại gọn gàng một góc trong nhà cũng là góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho anh chị em công nhân môi trường đô thị dọn vệ sinh sau lụt” (Thảo Thanh)…

Đôi khi vẫn bắt gặp những status vô cảm, còn có sự đùa bỡn và coi thường, hay các thông tin sai lệch gây nên nhiều lo lắng và hoang mang… của ai đó. Thế nhưng, điều cảm nhận ở đây trong những ngày lũ lớn là tấm lòng, sự chia sẻ đầy cảm thông và sự giúp đỡ tậm tâm, tận tình được chuyển tải từ mạng xã hội, khiến cho bao lòng người như được ấm lại giữa những biển nước mênh mông và sự cô quạnh, rét buốt đến từ đêm ngày mịt mùng gió mưa. Đó đã là một thứ văn hóa sẻ chia đáng được trân quý, gìn giữ và phát huy.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top