ClockThứ Sáu, 04/12/2015 11:12

Nghệ sĩ Ba Lan độc tấu Piano cùng sinh viên Học viện Âm nhạc Huế

TTH.VN - Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam.

Tối 3/12, tại Học viện Âm nhạc Huế đã diễn ra chương trình giao lưu biểu diễn độc tấu Piano giữa nghệ sĩ Raphael Alexandre Lustchevsky của Ba Lan và sinh viên Học viện Âm nhạc Huế. Đến dự có bà Barbara Szymanowska, Đại sứ Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam và ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (thứ 3, từ trái sang) và Đại sứ Ba Lan – bà Barbara Szymanowska (thứ hai, từ phải sang) tặng hoa chúc mừng các nghệ sĩ. 

Trong chương trình “Độc tấu Piano cùng sinh viên Học viện Âm nhạc Huế”, nghệ sĩ Raphael Alexandre Lustchevsky đã gửi đến khán giả những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc tài ba F.Chopin, như: Polonez A-dur, Op.40, Berceuse Des-dur, Op.57, Barkarola Fis-dur, Op.60…

Đáp lại, giảng viên, sinh viên của Học viện Âm nhạc Huế: Nguyễn Tuấn Thành, Phan Ngọc Quý Trân, Trần Tài Trí và Trần Hữu Việt cũng đã gửi đến nghệ sĩ và những người bạn đến từ Ba Lan những giai điệu du dương của chiếc đàn dương cầm.

Qua tiếng đàn Piano, âm nhạc đã mang tất cả mọi người đến từ hai đất nước gần nhau hơn để cùng thăng qua, trải nghiệm...

Nghệ sĩ Raphael Alexandre Lustchevsky lần đầu tiên ra mắt công chúng thế giới ở tuổi 16 cùng với Dàn nhạc Giao hưởng Tokyo tại Nhật Bản. Con đường nghệ thuật của ông được đánh dấu bằng sự xuất hiện với các dàn nhạc hàng đầu tại Ba Lan, Đức, Nga, Nhật Bản… và giành nhiều giải thưởng cao nhất tại các cuộc thi Piano quốc tế. Sau 20 năm gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp, ông trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của thế hệ mình.  

Hiền – Ngọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Cuốn sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” do TS. Amandine Dabat biên soạn là một công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi, trong vai trò một vị vua yêu nước và là một họa sĩ tài hoa trong thời gian ông lưu vong tại Pháp và Alger. Cuốn sách khám phá khía cạnh nghệ thuật ít được biết đến của vị hoàng đế, một trong những nghệ sĩ để lại dấu ấn đặc biệt trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

“Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Buổi Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả Amandine Dabat - TS. Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, diễn ra ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

Họa sĩ xứ Huế - Trần Vĩnh Thịnh đã đưa triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm khai mạc chiều 3/11 tại không gian Maii Art Space (72/7 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh
Bên ngoài ô cửa có mây bay

Cơn đau bất ngờ ập đến khiến cả người Trúc toát hết mồ hôi lạnh. Cô đưa tay giật chiếc khăn trùm vướng víu trên đầu. Từng giọt mồ hôi túa ra như hạt đậu trên chiếc đầu không còn một sợi tóc của Trúc.

Bên ngoài ô cửa có mây bay

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top