ClockThứ Năm, 27/11/2014 18:01

Nghệ thuật cần có tính ứng dụng

TTH - Với tác phẩm bộ poster quảng bá liên hoan xiếc quốc tế, Lê Thị Tiên, sinh viên mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế vừa đoạt giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014). Đây là giải cao nhất trong số 8 giải thưởng thiết kế sáng tạo.

Theo TS.Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế, từ sau 1975 đến nay, Trường đại học Nghệ thuật Huế mới có 3 sinh viên đạt giải Nhất, đó là Phan Quang Tân: giải Nhất thiết kế thời trang châu Á - Cuộc thi Asian Collection 2001; Phan Khánh Trang: giải Nhất Cuộc thi thiết kế khăn gói quà quốc tế Nhật Bản (Furoshiki) lần thứ 2 năm 2011, và lần này là Lê Thị Tiên.

Lê Thị Tiên bên tác phẩm đoạt giải tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014)

Nói về giải thưởng, Tiên chia sẻ: Bản thân em là người đam mê nghệ thuật và có “máu” nghệ thuật từ gia đình nhưng chưa có sự cống hiến cho văn hóa nghệ thuật Việt Nam nên khi biết mình đạt giải Nhất, em khá bất ngờ vì nghĩ mình còn non trẻ, mới rời ghế nhà trường, kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng qua lần này, em hiểu ra rằng, hoạt động nghệ thuật phải tạo ra sản phẩm, tác phẩm không phải để có được cái gì đó to tát hay vĩ đại mà ngay cho thực tại cuộc sống thì đó là sự cống hiến.

Theo em, điều gì đặc biệt ở tác phẩm của em khiến Hội đồng nghệ thuật quyết định trao giải Nhất?

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014) diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 20-11đến 3-12-2014. Trong 459 tác phẩm, bộ tác phẩm của 222 tác giả từ 13 tỉnh, thành phố, Hội đồng Nghệ thuật đã chọn 189 tác phẩm, bộ tác phẩm của 119 tác giả để trưng bày tại triển lãm.

Em lựa chọn chủ đề sự kiện “Liên hoan xiếc quốc tế - TP. Hồ Chí Minh” vì em có sở thích xem xiếc từ nhỏ và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn xiếc với em rất đẹp. Khi xâm nhập thực tế một tháng tại Đoàn xiếc TP. Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của NSƯT Phi Vũ, em càng thấy loại hình nghệ thuật xiếc đẹp hơn nữa bởi sự lao động và cống hiến của những người nghệ sĩ biểu diễn xiếc, sự hy sinh quá lớn cũng từ đam mê! Ghi lại tất cả hình ảnh, khai thác cái đẹp từ những động tác, tìm hiểu thêm loại hình nghệ thuật xiếc của quốc tế, rồi tham khảo nhiều nguồn tư liệu, từ đó em tưởng tượng một sự kiện liên hoan xiếc quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Với ý tưởng hình thành, em sử dụng cách cắt mảng đồ họa, cộng với kỹ năng vẽ tay lồng ghép giữa tạo hình xiếc kết hợp với các kỹ thuật của hội họa để tạo ra hình ảnh mới lạ, phân ra rõ 4 loại hình trong nghệ thuật xiếc. Tất cả những điều đó là một phần để có được giải thưởng lần này.

Việc tham gia triển lãm lớn mang tầm quốc gia này mang lại cho em điều gì?

Đó là ý thức về văn hóa, vì nghệ thuật là một phần tạo nên văn hóa của một đất nước. Đây là dịp để em học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như có nhìn nhận rõ hơn về khả năng đóng góp nghệ thuật của mỗi cá nhân góp sức xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam.

Em có lời khuyên gì đối với các bạn sinh viên nghệ thuật hiện nay để họ có thể mạnh dạn tham gia vào những sân chơi nghệ thuật lớn?

Nghệ thuật không chỉ để thể hiện, là cảm hứng, cảm xúc, năng khiếu về hội họa, làm nên cái đẹp để thưởng thức, trưng bày mà nghệ thuật phải ứng dụng trong cuộc sống, có tính ứng dụng. Các bạn cần có thực tế, dám khám phá bản thân qua cuộc thi và cuộc triển lãm bằng các tác phẩm của mình, tự tạo cho mình môi trường để thể hiện nghệ thuật, thỏa mãn đam mê, nâng cao vị trí và khẳng định giá trị nghệ thuật của bản thân.

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

TIN MỚI

Return to top