ClockThứ Bảy, 20/07/2024 06:39

Nơi “gặp gỡ” văn hóa

TTH - Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng được công nhận là điểm du lịch

 Một buổi trò chuyện về nghệ thuật ở Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng - Lebadang Memory Space trên ngọn đồi Kim Sơn

Những năm gần đây Huế có rất nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật ra đời, trong đó có nhiều không gian thuộc sở hữu tư nhân. Phải kể đến như Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng - Lebadang Memory Space trên ngọn đồi Kim Sơn, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương ở gần chùa Thiên Mụ, hay Không gian Lan Viên Cố Tích nhìn ra bờ sông Đông Ba ở đường Bạch Đằng…

Những không gian ấy có khi cùng tổ chức, có khi thay nhau làm các sự kiện nghệ thuật. Nhiều trong số đó phải kể đến những cuộc hội thảo, những buổi ra mắt sách, những cuộc gặp gỡ trò chuyện với các diễn giả tên tuổi. Rất đông các chuyên gia, những học giả của xứ Huế nói riêng và khắp cả nước đã hội ngộ ở những không gian này và làm nên một nét đẹp văn hóa giữa đời sống hiện đại.

Ngoài những cuộc gặp gỡ trong giới của Huế, những không gian ấy còn đón rất nhiều học giả đến từ nhiều vùng miền của đất nước. Với người Huế, khi đến những không gian ấy đã không khỏi bất ngờ, trầm trồ thì với nhiều khách từ xa đến không khỏi ngạc nhiên, bởi Huế có những không gian văn hóa độc đáo và sang trọng đến thế.

Cùng với không gian ngoài trời, hay bên trong ngôi nhà với kiến trúc độc đáo, những địa chỉ này đã trở thành điểm gặp gỡ thú vị và nhận được khen ngợi của những ai từng tham dự. “Những không gian như thế khiến người dự khi bước vào như được đắm chìm trong một trầm tích văn hóa. Kiến trúc không chỉ đẹp mà nhẹ nhàng. Điều này cho thấy gia chủ rất chú trọng các yếu tố liên quan khi xây dựng nên nhưng không gian như thế”, anh Nguyễn Vinh (TP. Huế) từng tham dự các sự kiện ở những không gian này chia sẻ.

Bước vào những không gian ấy, người ta như lạc vào một thế giới khác. Bỏ hết những ồn ào, bề bộn những không gian ấy được bao quanh bởi những vườn cây xanh mát hay lối kiến trúc cổ kính nhưng rộng rãi, bề thế giữa lòng đô thị chật hẹp. Tất cả cho thấy sự “sành điệu” của gia chủ, cũng như chủ ý khi tạo ra những không gian như thế.

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng - Lebadang Memory Space ra đời hơn 4 năm không chỉ trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế và phương xa, nơi này còn là địa chỉ được nhiều người chọn là các buổi ra mắt sách, trò chuyện về nghệ thuật. Trong số đó phải kể đến những buổi ra mắt các tạp chí, ấn phẩm sách liên quan đến nghệ thuật hay những cuộc trò chuyện của các chuyên gia hàng đầu về mỹ thuật.

Ngay từ khi ra đời, chủ nhân của Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng - Lebadang Memory Space đã xác định, bên cạnh những phòng trưng bày cố định cũng dành riêng không gian để cho giới văn hóa “hội ngộ” với những cuộc chuyện trò, gặp gỡ của những người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước cũng như tổ chức các sự kiện.

Cùng với những thiết chế văn hóa khác, những bảo tàng hay không gian lưu niệm tư nhân đã đóng góp ít nhiều trong việc phát huy những giá trị của văn hóa Huế, cuốn hút những chuyên gia văn hóa, nhà nghiên cứu khắp nơi trên cả nước tề tựu về. Từ đó quảng bá đã được hình ảnh Huế nói chung và điểm đến thú vị được hình thành trong những năm gần đây.

Trong tương lai, những ý tưởng về các không gian văn hóa đang được nhiều người ấp ủ và dự kiến sẽ cho ra đời. Những điểm đến ấy sẽ góp phần tô điểm cho đô thị văn hóa, di sản trong hành trình khẳng định giá trị, bản sắc Huế.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô

Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Sự kiện do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

TIN MỚI

Return to top