ClockThứ Năm, 12/10/2023 15:11

Phát huy giá trị văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong phát triển du lịch

TTH.VN - Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo "Phát huy giá trị văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong phát triển du lịch".

Trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật về A LướiNghệ thuật vẽ mặt nạ tuồngCông nghệ làm “sống” lại giá trị văn hóa, lịch sử

 Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nhiều tiềm năng phát triển du lịch

Hội thảo được tổ chức nhằm hưởng ứng “Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, đồng thời góp phần đánh giá về tiềm năng, thế mạnh của văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững.

Tại hội thảo, 26 bài tham luận từ các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu là hội viên Hội Văn nghệ dân gian tỉnh và những người trực tiếp làm du lịch ở Thừa Thiên Huế đã được giới thiệu.

Với sự tham gia của đại diện Sở Du lịch tỉnh, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh, Hội thảo đã có những ý kiến tổng quan về tiềm năng và thực tiễn khai thác du lịch đầm phá.

Nếu công tác quản lý Nhà nước được tăng cường và ý thức cộng đồng người dân được nâng cao để phát huy tốt các tiềm năng lợi thế vốn có, trong tương lai, du lịch tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cùng với vùng ven bờ biển là “món quà” vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Thừa Thiên Huế.

Đây là vùng đất chứa đựng những trầm tích lịch sử văn hóa của cư dân bản địa và cư dân Việt trong suốt chặng đường di dân mở cõi đến nay. Cảnh quan thiên nhiên, tiềm năng về kinh tế, giá trị lịch sử văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cần phải được nghiên cứu và đánh giá cụ thể hơn để phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top