ClockThứ Sáu, 22/09/2023 20:48

Phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Chiều 22/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Hue Innovation Day 2023, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học: “Thừa Thiên Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Huế và định hướng trở thành đô thị sáng tạo của UNESCO Phát triển hạ tầng cây xanh – mặt nước Cố đô HuếGiải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưngHội thảo Quốc gia chia sẻ kinh nghiệm mô hình quản lý xe đạp – xe máy điện

Phiên thảo luận bàn tròn và trao đổi mở 

Dự hội thảo, có ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã làm nổi bật vấn đề, như: Kinh tế sáng tạo của Thừa Thiên Huế trong bối cảnh phát huy di sản văn hoá tại Huế cũng như khu vực miền Trung và cả nước; phát triển du lịch thông qua kinh tế sáng tạo và công nghiệp văn hoá của tỉnh Thừa Thiên Huế; kiến tạo dựa trên chất liệu bản địa; cơ hội bảo tồn và chuyển hoá giá trị của “Nhã nhạc Cung đình Việt Nam” khi gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO.

Một số tham luận đã bàn đến những vấn đề, như: Tổ chức hệ thống không gian công cộng tại khu phố cổ Gia Hội trở thành khu phố thương mại du lịch đặc trưng của thành phố Huế; tập trung bày tỏ mục tiêu xây dựng phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng sáng tạo.

“Diễn đàn Huế - Sáng tạo để phát triển bền vững năm 2023” là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp trao đổi, học hỏi ý tưởng, mô hình… của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hiến kế xây dựng kinh tế; đồng thời đề xuất chính sách cụ thể để chung tay phát triển các thế mạnh của Thừa Thiên Huế theo hướng nhanh, bền vững.

Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top