ClockThứ Bảy, 01/10/2022 14:46

Phước Tích & câu chuyện du lịch xanh

TTH - Với làng cổ Phước Tích, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa được đánh giá đã là điểm sáng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở mức đó thì thật đáng tiếc.

Đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thu hút khách đến với làng Phước TíchMơ nằm nghe mưa trong căn nhà cổTạo dựng thương hiệu “Hương xưa làng cổ” cho Phước Tích

Du khách đến với Phước Tích

Sáng về bảo tồn, nhưng yếu về du lịch

Giữa tháng 9/2022, đến thăm làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, Phong Điền), ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã dành những lời “có cánh” cho làng cổ. Khó có một ngôi làng cổ nào trong cả nước mà lại bảo tồn và gìn giữ được những giá trị văn hóa, từ đời sống tinh thần, đến hệ thống kiến trúc, các di tích như ở Phước Tích. Dù qua biến cố thời gian, song khi đến dễ dàng có thể cảm nhận về tính đặc trưng; lòng người dịu lại bởi hàng chè tàu, bởi con sông hiền hòa, bởi những con đường xanh mát, ôm những ngôi nhà cổ kính… Những giá trị này có giá trị đến muôn đời sau.

Quả thế, trải qua gần 550 năm tồn tại và phát triển, làng cổ Phước Tích còn lưu giữ được những giá trị độc đáo của một ngôi làng di sản. Bảo lưu khá nguyên vẹn các ngôi nhà rường cổ. Điều may mắn là các di tích đều được thôn, xóm phụ trách, bảo vệ, giữ gìn. Các công trình được trùng tu, tôn tạo khởi sắc. Hạ tầng, kỹ thuật du lịch làng cổ Phước Tích được đầu tư, hệ thống điện chiếu sáng quanh làng, hệ thống điện ngầm vào tận nhà dân, đường lát gạch, bãi đỗ xe du lịch… tạo cho Phước Tích bộ mặt khang trang mà lại mang tính cổ kính.

Ông Trần Thanh Lâm cho rằng, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa ở Phước Tích đã tốt rồi. Nhưng khi các giá trị văn hóa đang được xác định thêm vai trò là phát triển kinh tế - xã hội, các giá trị văn hóa của Phước Tích phải góp phần vào phát triển kinh tế chung đó. Nền tảng của Phước Tích đã có sẵn, giờ làm sao để phát huy giá trị, hình thành những sản phẩm du lịch có tính bền vững để vừa khai thác du lịch, vừa góp phần bảo tồn.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, mới đây tại một hội thảo văn hóa tầm quốc tế, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới nêu quan điểm trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đang thay đổi. Các di tích, di sản cần gắn với cộng đồng, mang hơi thở cộng đồng, phát huy giá trị trong cộng đồng. Văn hóa phải được “mở ra” để tạo nguồn lực phát triển kinh tế.

Đối với Phước Tích, ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cũng thẳng thắn, về khâu bảo tồn các giá trị, Phước Tích đang làm rất bài bản. Riêng về phát huy vai trò phát triển kinh tế thì chưa. Tiềm năng phát triển du lịch của làng được chính quyền các cấp và Nhân dân hiểu rõ, song chưa có những chiến lược, những chính sách chưa mạnh mẽ để phát triển, nên du lịch chưa có sức hấp dẫn đối với khách du lịch và chưa tạo nét đột phá.

Phát triển theo hướng du lịch xanh

Trên thực tế, để “phá thế” vừa bảo tồn vừa phát triển văn hóa, hay di sản là không phải dễ. Khi đặt riêng lẻ hai yếu tố này sẽ dễ thực hiện, nhưng khi hợp lại một lại vô cùng khó. Đó cũng là thực tế chung của cả tỉnh, chứ không riêng ở Phước Tích. Dù thế, các nghiên cứu thị trường cho thấy, xu hướng du lịch trong tương lai là du lịch xanh, du lịch sinh thái. Phước Tích là một trong những điểm đến có nhiều điều kiện để phát triển du lịch xanh gắn với bảo tồn văn hóa, nếu có hướng đi phù hợp.

Ông Nguyễn Đình Bách cho biết, định hướng ở Phước Tích là là bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Hiện huyện đang tích cực kêu gọi một nhà đầu tư vào Phước Tích, để triển khai dự án bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại làng cổ Phước Tích được ấp ủ thời gian qua. Phía doanh nghiệp cũng đã đưa ra nhiều giải pháp mới, phù hợp với tiêu chí phát triển xanh của huyện.

Theo ông Bách, huyện đã đưa ra nhiều nhiệm vụ cụ thể, như cải tạo hồ sen Hà Trì và Mỹ Xuyên; cải tạo lại vườn cây, hủy bỏ cây tạp, trồng mới các giống cây ăn quả thay thế những cây đã hỏng do sâu bệnh, lũ lụt. Bảo tồn, chăm sóc các cây cổ thụ tại làng; vận động, hướng dẫn người dân xử lý rác tại nguồn, biến rác hữu cơ thành phân bón dùng tưới cho cây, hoa, rau… Quan điểm chung của huyện là dù có đầu tư, song phải tuân thủ quy hoạch, tất cả các hạng mục công trình xây dựng trong làng cổ không xây dựng lớn và dày đặc, không bê tông hóa, ưu tiên các hạng mục, vật liệu thân thiện với môi trường.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt góp ý, các nhà rường có dịch vụ homestay cần hoàn thiện để phục vụ khách; chỉnh trang các bến tắm sạch sẽ, trồng cây thân gỗ hai bên lối xuống để tạo bóng mát; bố trí ghế đá, ghế gỗ quanh làng phục vụ khách dừng chân. Tạo các quán tre, gỗ cho các bà, các chị, cô trong làng bán nước, chè, bánh…; cải tạo các khu đất trống hiện đang bỏ

hoang thành các vườn hoa, thảo dược, vườn cây ăn trái; đón khách tham quan làng cổ bằng đường sông để tạo thêm việc làm cho người dân làng chài và tạo thêm dịch vụ mới... Cùng với đó, cần đầu tư mới nhà điều hành, nhà đón tiếp, điểm dừng chân và trưng bày sản phẩm địa phương; đầu tư xe điện, xe đạp để phục vụ khách theo tiêu chí xanh. Khi “nội hàm” bên trong đủ mới và hấp dẫn, mới có thể thu hút du khách.

Ở nhiều nơi cho thấy, khi đã phát triển du lịch theo hướng xanh, không thể tách khỏi sự tham gia tích cực của người dân địa phương, bởi người dân là chủ thể văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống...

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top