ClockThứ Bảy, 01/02/2020 06:30

Sắc màu lễ hội đầu xuân

TTH - Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp các làng quê ở huyện Phong Điền sôi nổi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân gian đã mang lại nét đẹp truyền thống.

Tưng bừng đầu xuân với hội vật làng Thủ LễHội đua... thua gì hội vậtĐu tiên, mong ngày trở lại

Lễ hội đu tiên đầu xuân

Có dịp về những vùng quê Phong Điền vào những ngày đầu Xuân, du khách sẽ được hòa mình vào nhiều hoạt động mang nét đẹp văn hóa đặc sắc tại khắp các vùng, miền như: Lễ hội bài chòi; Lễ hội đua thuyền truyền thống; Lễ hội Đu tiên, các trò chơi dân gian truyền thống… Những lễ hội, trò chơi dân gian, loại hình nghệ thuật truyền thống này đã in sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ.

Trên dòng sông Ô Lâu tại làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, Hội đua ghe truyền thống mừng Đảng mừng Xuân Canh Tý 2020 diễn ra sôi nổi và hào hứng. Ông Đoàn Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa, cho biết: “Ngày hội đua ghe truyền thống làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa được duy trì và phát triển liên tục từ nhiều năm nay, là hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa, nêu cao tinh thần thượng võ, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, qua đó nhằm phát triển môn đua ghe để nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn nô nức tham gia các trò chơi dân gian đã được hình thành từ lâu đời. Người lớn thì kéo co, đẩy gậy, trẻ em thì nhảy dây, chơi chuyền... Tất cả đều tạo nên không khí vui tươi cho ngày Tết.

Ông Hoàng Túc, Bí thư Chi bộ thôn Hiền Sĩ (xã Phong Sơn), cho biết: “Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. Từ đó không ngừng giữ gìn vốn quý văn hóa được sáng tạo, vun đắp từ bao đời, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Như thường lệ, hằng năm cứ đến ngày mùng 2 và mùng 4 Tết, hàng nghìn người dân và du khách gần xa đã đổ về xã Điền Hòa và làng Gia Viên (xã Phong Hiền) để thưởng thức và tham gia vui chơi lễ hội đu truyền thống. Ông Trương Thế Tụy, Trưởng thôn Gia Viên cho biết: “Đây là lễ hội truyền thống của làng, từ xa xưa cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về làng Gia Viên lại tổ chức hội đu để mọi người trong làng vui chơi ngày xuân một cách thiết thực, bổ ích và lành mạnh”.

Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi, đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng và duyên dáng của người chơi, đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ, bởi giữa đất trời mùa xuân, vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn.

Ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cho biết: “Với một địa phương lưu giữ nhiều lễ hội, nét đẹp văn hóa truyền thống, di sản văn hóa độc đáo như Phong Điền, việc quan tâm phục dựng, duy trì và phát huy giá trị các hoạt động mang nét đẹp văn hóa dân gian thông qua việc tổ chức thường xuyên, nền nếp, bài bản vào mỗi dịp tết cổ truyền hay lễ hội mừng Đảng - mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước không chỉ góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những vốn quý văn hóa truyền thống đã được vun đắp từ bao đời nay mà còn tạo điểm nhấn trong khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa, thu hút du khách gần xa đến tìm hiểu lịch sử, con người, văn hoá nơi đây”.

Bài, ảnh: TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng

Lần thứ 2 trở lại Cố đô Huế, Lễ hội Ánh sáng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho công chúng.

Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng
101.000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

Thống kê từ Sở Du lịch cho biết, ước 7 ngày từ 6/6 – 12/6, có khoảng 101.000 lượt khách đến tham quan, du lịch và trải nghiệm các hoạt động trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

101 000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế
Return to top