ClockThứ Năm, 17/08/2017 06:01

Hòa âm giữa màu sắc và lời ca

TTH - Mười bài ca Huế của Võ Quê cùng với mười bức tranh của Đặng Mậu Triết qua sự trình bày của Lê Huỳnh Lâm đã làm nên một cuốn phim sách Hòa âm sống động để tôn vinh văn hóa Huế qua nghệ thuật ca Huế với các nghệ sĩ đã song hành cùng các làn điệu quê hương.

Tập sách mỏng của nhà thơ Võ Quê và họa sĩ Đặng Mậu Triết đã hòa điệu thật nhịp nhàng. Trong mười bài ca Huế của Võ Quê có sáu bài ca viết cho sáu nhạc cụ: đàn tam, tỳ bà, nhị cầm, nguyệt cầm, đàn tranh, độc huyền cầm, với lời ca bay bổng nhằm ngợi ca người nhạc công cũng như nhạc cụ hòa âm cùng nhau giúp cho ca sĩ thăng hoa trong lúc thể hiện, đưa người nghe bềnh bồng trên sóng nước Hương Giang.

Hòa điệu vào sáu bài ca đó là sáu bức tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết vẽ sáu nhạc cụ tam, tỳ bà, nhị cầm, nguyệt cầm, đàn tranh và độc huyền cầm với sắc màu hòa quyện làm bật lên giá trị nghệ thuật của mỗi nhạc cụ qua mỗi cung bậc màu khác nhau. Hòa âm chính là bài ca Huế đầu tiên trong tập sách (được chọn làm nhan đề tập sách) viết theo thể tương tư khúc, chỉ một bài Hòa âm này của nhà thơ Võ Quê đã khiến người nghe liên tưởng đến sáu cây đàn qua hai câu:  “Nguyệt vọng bầu tranh/thương cung tỳ hòa ngân tam nhị” hay thể hiện chất phóng khoáng trữ tình: “Đàn dạt dào thanh âm hương mùa bay/tương tư hoài cảm ngất ngây”

Hòa nhịp cùng lời ca, ngoài tiếng đàn còn có những tác phẩm hội họa cạnh mỗi bài, Đặng Mậu Triết đã dày công vẽ theo màu ngũ sắc Huế xuyên suốt trong chủ đề ca Huế cùng các nhạc cụ phục vụ trong buổi diễn trình ca Huế. Màu sắc lung linh cùng với những liên tưởng siêu hình, Đặng Mậu Triết đã kéo quá khứ về với hiện tại qua những hình ảnh và mảng khối gợi đến một khung cảnh huyền ảo trong tranh, trong đó có dấu vết của di sản văn hóa, có hình tượng của văn hóa dân gian và cả niềm hưng cảm của người nghệ sĩ ca Huế được anh thể hiện gợi lên một vẻ đẹp kín đáo đầy chất thơ.

Được biết, đây là tập sách thứ hai in chung của hai nghệ sĩ, ngoài tập Côn Đảo của đồng tác giả trên. Những bài ca Huế khác được viết theo thể hành vân, phú lục, phẩm tiết, hò mái nhì, nam bình, tương tư khúc, nam xuân... mỗi thể một cung bậc qua lời ca với nhiều hình ảnh của xứ Huế dập dìu theo điệu nhạc, như sông Hương, ánh trăng, con đò...

LAM SƠN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ nhân ưu tú Kim Vàng, sáng đẹp mãi lời ca

Ở độ tuổi 75, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Kim Vàng, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế vẫn luôn tất bật với những công việc liên quan đến nghệ thuật Ca Huế, Ca kịch Huế.

Nghệ nhân ưu tú Kim Vàng, sáng đẹp mãi lời ca
Búp bê Nhật Bản kể chuyện văn hoá trên đất Huế

Triển lãm búp bê Nhật Bản với chủ đề “NINGYŌ: Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” đưa đến cho người xem rất nhiều điều thú vị không chỉ qua những con búp bê được trưng bày, mà đằng sau đó là những câu chuyện văn hoá thú vị về xứ sở “Mặt trời mọc”.

Búp bê Nhật Bản kể chuyện văn hoá trên đất Huế
Lời mới cho ca Huế

Để ca Huế phù hợp với đời sống đương đại, phù hợp với tâm tư, cách nghĩ, cách thưởng thức của công chúng hôm nay, việc đẩy mạnh sáng tác lời mới cho ca Huế cần được đặt ra.

Lời mới cho ca Huế
Ký ức ngày 30/4

Ngày 30/4/1975, cả nước cùng hát vang những lời ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Lời Bác nay đã giành chiến thắng huy hoàng...”. Ký ức của những ngày tháng 4 lịch sử hào hùng ấy bỗng ùa về trong lòng những người lính năm xưa.

Ký ức ngày 30 4
Hoàng Sao & những câu chuyện bằng màu sắc

Thật ngỡ ngàng, khi qua một nhà thơ, tôi có dịp được xem những ảnh chụp tranh của Hoàng Sao, dù đã nghe danh tác giả từ lâu. Hoàng Sao từng là chủ quán café Tổng Hội (trụ sở Tổng hội Sinh viên trước 1975) sau 1975 đến đầu thập niên 1980.

Hoàng Sao  những câu chuyện bằng màu sắc
Return to top