ClockChủ Nhật, 04/06/2023 14:57

Tìm mẹ

Cổ tích phượngHoa hồng hé nụ

Ở một khu rừng nhỏ, có hai mẹ con nhà mèo.

Được mẹ nuông chiều, mèo con nhõng nhẽo, làm nũng mẹ chẳng chịu tập săn mồi, chỉ ỷ lại vào mẹ.

Một lần mèo mẹ bị sưng bọng răng, nhiễm trùng phát sốt, người nóng hầm hập, bước đi không vững. Mẹ nằm bẹp dí ở nhà chả có gì ăn. Bầu sữa teo tóp lại, mỗi khi mèo con rúc vào bú, ruột mẹ đau rát, ràn rụa nước mắt thiểu não, thương con.

Mèo con cũng thương mẹ lắm, nhưng chẳng biết làm sao. Nó nghĩ: Nếu ở nhà mãi rồi có khi cả hai đều chết đói. Nó quyết định lẻn ra ngoài tìm mồi. Từ nhỏ, mèo con chỉ ru rú ở nhà, bây giờ khi ra ngoài, nó sợ sệt nhìn chung quanh, thấy cái gì cũng lạ. Gặp một con chim đang vạch cỏ tìm sâu bên đường, mèo tung người lao đến định vồ. Nhưng chỉ nghe tiếng “vút”, con chim đã bay lên ngọn cây, còn vắt vẻo cái đuôi, rồi rũ chiếc lông tơ rơi xuống mặt mèo như chế nhạo.

leftcenterrightdel
 

Mèo con buồn lắm. Nó ân hận. Trước kia, những lúc có mẹ bên cạnh dạy cách săn mồi, mèo không để ý, chỉ mong những giọt sữa ngọt thơm từ chiếc vú nhỏ nhoi của mẹ. Bây giờ tự lập, động tác vụng về, ngượng nghịu quá. Nó uể oải đi về phía trước. Kìa, có hai con chuột nhắt đang giằng nhau một bông lúa. Mèo mừng lắm. Nó định bụng phải thật bình tĩnh. Nhưng khi lấy hết sức lao tới, thì hai con chuột đã chui tọt vào lỗ hang sâu hút, chỉ thấy cái đuôi thò ra ngoe nguẩy.

Mèo con lại một lần nữa vồ hụt. Cơn đói bắt đầu cồn cào. Nó đi lên phía trước mà chẳng biết sẽ đi đâu, thì một lão cáo già đứng ngay trước mặt.

- Ê thằng nhép. Hôm nay giở giời hay sao mà mày dám xa cái váy của mẹ, ra đây?

- Ngao! bác cáo ơi, mẹ tôi ốm nằm ở nhà. Tôi đói quá, đành phải đi tìm thức ăn cho mẹ tôi đây.

Lão cáo phá lên cười, mấy sợi râu rung rung:

- Mày thì kiếm thức ăn sao được. Trông thấy mày, lũ chuột không những chẳng sợ, có khi lão chuột xù còn cắn cho cụt tai đấy!

- Ngao, thật vậy ư bác cáo? Bây giờ tôi phải làm thế nào để có thức ăn cho mẹ?

Ngay lúc ấy có một con chuột nhắt thập thò bên rãnh nước, cáo bảo mèo:

- Ê nhóc, có mồi kia, mày thử bắt đi.

- Vâng.

Mèo con đi nhẹ nhàng, tiến gần con chuột, nó dướn mình lao phăng tới, con chuột thính tai ngoắt đuôi và lẻn vào gốc cây biến mất.

Cáo vểnh râu, ngạo nghễ:

- Thế thì chỉ có chết đói thôi. Mày không kiếm ăn được rồi. Thôi về rúc vào đít mẹ mày, nhóc ạ.

- Nhưng bác cáo ơi, mẹ tôi ốm nặng, tôi phải đi tìm thức ăn chứ.

- Vậy phải luyện tập cách săn mồi. Ai lại chạy xồng xộc như thế.

Thương tình, cáo đã dạy cho mèo con cách giấu mình, trườn lên gần con mồi, rồi nín thở, phán đoán hướng chạy trốn của nó mà lao lên, rồi tìm cách dùng chân đè chặt con mồi và ngoạm vào hầu nó, không cho thoát…

Mèo con học rất nhanh. Nó tự trách mình đã bỏ ngoài tai lời mẹ dạy trước đây, nếu không bây giờ làm gì đến nỗi. Rồi mèo đã kiếm được con mồi đầu tiên trong đời nó. Đó là một con chuột đồng béo mũm mĩm. Tuy đói lắm, nhưng nó chẳng dám ăn. Trong lòng nó dâng lên niềm vui. Nó ngoạm chặt con chuột mang về cho mẹ.

Tới cửa hang, nó gọi to:

- Mẹ ơi, ngoao.

Không có tiếng trả lời.

Mèo con hí hửng lao vào nhà, nhưng mèo mẹ không nằm ở đây nữa. Chỗ nằm vẫn còn hơi âm ấm. Chắc mẹ mới đi thôi. Nó hoảng hốt bổ đi tìm, vẫn nhủng nhẳng tha con mồi theo. Nó vừa đi vừa gọi. Ông trời đã ban cho nhà mèo có âm thanh nghe buồn buồn, bây giờ tiếng kêu của mèo đi tìm mẹ càng thê thảm, vang động khu rừng nhỏ. Con mồi đã bắt đầu nhão, cơn đói cào cấu ruột gan, nhưng nó vẫn không dám ăn, quyết đi tìm mẹ.

Mèo không biết rằng, hết cơn sốt li bì, mèo mẹ tỉnh dậy không thấy con đâu đã hốt hoảng đi tìm. Mèo mẹ vào rừng, vừa đi vừa gào lên tiếng não nề tìm con. Nó đi lang thang, gặp suối uống nước, bới củ cây ăn tạm. Nó đi hết ngày này sang ngày khác vừa mệt vừa khổ đau.

Trong khi ấy, mèo con thất thểu trong cánh rừng phía nam. Nó gặp những mẩu thịt rơi vãi của loài quạ ăn, còn sót lại, nhấm nháp cho đỡ đói, và ngoạm con mồi lang thang tìm mẹ. Bỗng con sói xám xuất hiện, chặn đường đi.

- Ê thằng nhóc con, tao đi từ sáng đến giờ chưa có gì lót dạ đây.

Sợ quá, mèo run rẩy:

- Ông sói, xin ông hãy tha. Cháu đang đi tìm mẹ. Cháu lạc mẹ rồi .

- Mày nói dối. Thế cái gì kia? Lão sói nhìn thấy con chuột, quát hỏi ?

- Con chuột ạ…

- Láo, sao mày nói lạc mẹ đi tìm lại có chuột, hả?

- Cháu không nói dối. Ông ơi. Tập luyện mãi cháu mới bắt được con này đem về cho mẹ, thì mẹ bỏ đi đâu mất rồi, ngoao ngoao!

Con sói đến bên, hỏi:

- Thế sao mày đói mà không ăn?

- Cháu chưa tìm thấy mẹ, nên chưa dám ăn. Mẹ cháu ốm nằm ở nhà.

- Hả, nhưng có mùi rồi, không ăn thì hỏng mất.

- Mong bác tha cho cháu, cháu đi tìm mẹ…

Con sói xám động lòng thương. Nó biết đây là con mèo hiếu nghĩa, đành nhịn đói mà bỏ đi. Mèo con mừng quá, nó lại nhủng nhẳng ngoạm theo con mồi đi sâu vào rừng. Nó nghe trong không gian có tiếng kêu não nùng tuyệt vọng. Nó nhận ra tiếng quen quen, và hăm hở đi về phía đó. Càng đến gần, âm thanh càng rõ. Và đúng là tiếng mèo mẹ. Sức lực tự nhiên trào dậy, nó kéo lê con mồi chạy băng băng về phía trước. Và đến bên bờ suối nhỏ, nó nhận ra bóng mèo mẹ đang gục đầu khóc. Như có sức mạnh diệu kỳ, mèo con ngoạm chặt con mồi lao băng qua dòng suối đang vơi cạn.

Hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chúng khóc. Nước mắt chảy chan hòa dòng suối. Nước suối tự dưng tràn về đầy ăm ắp, và kỳ thay, từ đó mặt nước bốc hơi nóng ấm quanh năm. Các loài vật thường kéo đến đây tắm táp, nhảy nhót, nô đùa.

Tên gọi suối Mèo có từ đấy…

Khúc Hà Linh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top