ClockThứ Năm, 25/04/2019 10:59

Thăm quan xưởng triều Nguyễn

TTH.VN - Triển lãm được khai mạc vào sáng 25/4, tại Trường Lang, Đại Cung Môn (Đại Nội), là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế năm 2019.

Giới thiệu di sản tư liệu triều Nguyễn tại Hà NộiBảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn

Cắt băng khai mạc triển lãm về quan xưởng triều Nguyễn

Quan xưởng là đơn vị sản xuất thủ công của nhà nước thời quân chủ, cung cấp vật dụng sinh hoạt cho hoàng gia, phục vụ hoạt động kinh tế, quốc phòng của triều đình. Thời Nguyễn, thông qua việc tuyển chọn, tuyển mộ và thuê mướn, thợ thủ công dân gian giỏi khắp mọi miền đất nước được triều đình trưng tập về Kinh đô và phiên chế thành các tổ chức thợ cùng nghề gọi là tượng cục - đơn vị nhỏ nhất của quan xưởng.

Kế thừa kinh nghiệm từ thời các chúa Nguyễn, hoàng đế Gia Long (1802 - 1820) đã cho xây dựng hệ thống quan xưởng đa dạng và phong phú hơn. Qua các thời của hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, quan xưởng ngày càng được phát triển và mở rộng. Từ sau năm 1885, do sự tác động về mặt chính trị - xã hội, số lượng quan xưởng thu hẹp dần, chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của triều đình trong một số lĩnh vực với quy mô rất hạn chế.

Một phiên bản Châu bản về việc chế tạo một chiếc thuyền máy và hình ảnh đội thợ cưa xẻ gỗ triều Nguyễn 

Tuy vậy, những kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp tiếp tục được những người lính thợ chuyển giao cho các thợ học việc trong dân gian. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, góp phần làm đa dạng ngành nghề và sản phẩm trong các làng nghề dân gian ở Huế và các địa phương khác trong cả nước.

46 phiên bản tư liệu được chọn lọc giới thiệu từ khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, là 46 những mảnh ghép quý trong câu chuyện kể về hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống quan xưởng triều Nguyễn, trong năm ngành nghề: đúc tiền, chế tạo vũ khí, chế tạo – sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng và chế tạo đồ ngự dụng.

Giới thiệu với đại biểu và du khách về ý nghĩa của quan xưởng triều Nguyễn

Cùng với triển lãm trên, trong thời gian từ ngày 25/4 đến 28/5/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tổ chức không gian giới thiệu “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đến thăm không gian này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các vật dụng cung đình được tạo ra bởi bàn tay vàng của người thợ thủ công xưa, mà còn có thể tiếp cận nguồn tư liệu lịch sử xác thực về hoạt động của hệ thống quan xưởng triều Nguyễn – một phần quan trọng tạo nên di sản văn hóa cung đình Huế.

Giới thiệu về châu bản và quan xưởng

Tin, ảnh, clip: Đồng Văn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam

TIN MỚI

Return to top