ClockThứ Sáu, 12/01/2024 16:12

40 nhà vườn tham gia đề án chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn

TTH.VN - 40 nhà vườn đặc trưng tự nguyện đăng ký tham gia đề án, phù hợp điều kiện tiêu chí và được phê duyệt tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026.

Quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích và phát huy giá trị nhà vườn truyền thống ở HuếNhiều chủ nhà vườn từ chối - Kỳ 1: Nhiều vướng mắc

 Một trong những ngôi nhà vườn ở làng cổ Phước Tích với kiến trúc xưa tuyệt đẹp

Thông tin từ UBND tỉnh ngày 12/1 cho biết, đã phê duyệt đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Trong số 40 nhà vườn đăng ký tham gia có nhà vườn thuộc TP. Huế và 31 nhà vườn thuộc làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 120 nhà vườn có giá trị lịch sử và văn hóa, trải qua thời gian nhiều nhà vườn đã xuống cấp trầm trọng và không còn giữ nguyên trạng. Nhiều nhà vườn đã bị biến đổi diện tích hoặc tháo dỡ, xây dựng mới.

Đề án hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng được triển khai thực hiện giai đoạn 2023 – 2026 không chỉ giúp giữ lại được giá trị cốt lõi của văn hóa Huế, phát huy như một giá trị khác biệt của văn hóa Huế mà còn giúp chủ nhân những ngôi nhà ấy phát triển việc kinh doanh dịch vụ và tạo được sinh kế, doanh thu từ nhà vườn, phát triển dịch vụ, du lịch mang tính liên kết, tập trung, cùng nhau phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng.

Đề án này còn góp phần tạo nền tảng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

TIN MỚI

Return to top