ClockThứ Bảy, 06/02/2021 07:12

Aza, lễ hội & di sản

TTH - Aza là lễ hội cầu mong mùa màng tươi tốt, thần linh phù hộ cho dân làng yên vui, không ốm đau, bệnh tật... Aza cúng thần nông và cả cúng thần sông, thần núi, trời đất.

Độc đáo lễ hội Aza Koonh truyền thống huyện A Lưới

Ảnh minh họa: Nguyễn Quân

Đầu năm lên A Lưới, ghé lại Hồng Thượng, nghe một cô giáo mầm non người Pa Cô xuýt xoa. Cũng bởi do dịch bệnh COVID - 19 nên lễ hội Aza không được tổ chức, trò chơi dân gian mô phỏng lễ hội này của cô trò nhà trường theo kế hoạch gặp trở ngại. Ờ hè, tôi cũng đã có lần được xem và thích sáng kiến tổ chức các trò chơi dân gian mô phỏng theo kiểu game show “gương mặt thân quen” của đài truyền hình, xem có nhiều ngộ nghĩnh dễ thương và ngập tràn tiếng cười.

Aza là lễ hội cầu mong mùa màng tươi tốt, thần linh phù hộ cho dân làng yên vui, không ốm đau, bệnh tật... Aza cúng thần nông và cả cúng thần sông, thần núi, trời đất. A Lưới có nhiều dân tộc, lễ hội Aza cũng vì thế có những nét khác biệt. Nếu như người Tà Ôi, Cơ Tu chỉ trong phạm vi họ hàng, gia đình thì dân tộc Pa Cô lại tổ chức với quy mô cấp làng và có hai loại Aza, đó là Aza koonh hay còn gọi là Aza pựt (quy mô lớn) và Aza kâr loh ku mo (quy mô nhỏ).

Tôi từng dự một lễ hội Aza koonh - rất hoành tráng với rất nhiều nghi lễ. Trước khi tiến hành cúng Aza cũng đã phải qua các nghi lễ, nào A xa a rah, rồi Cha chootq. Còn chính thức là một dãy dài những nghi lễ, như lễ tẩy rửa, lễ xua đuổi các linh hồn dữ, lễ chuẩn bị, lễ mời mẹ lúa, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho Giàng xứ, lễ ăn cơm mới, lễ giao mâm cỗ và nghi lễ tiễn khách.

Sau gần nửa thế kỷ vắng bóng, thôn A So 2 (xã Lâm Đớt) là địa phương đầu tiên của A Lưới được tổ chức lễ hội Aza. Giai đoạn 2018 - 2019, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế và huyện A Lưới xây dựng hồ sơ khoa học và phục dựng lễ hội A Za Koonh truyền thống của người Pa Cô. Và rồi, cuối năm 2019, lễ hội A Za Koonh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bắt đầu từ mồng 6 /11 Âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24/12 Âm lịch, mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ Aza và cũng vì thế mà bà con các dân tộc A Lưới có mùa lễ hội Aza. Xưa là Aza, còn nay là Aza lồng ghép với ngày hội đại đoàn kết dân tộc để thắt chặt tình đoàn kết thôn bản. Và xưa chỉ là lễ hội của vùng đất, bây giờ Aza đã là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là văn hóa và là du lịch.

Cũng bởi là du lịch nên Aza là điểm hẹn và chờ đợi của bao người. Còn văn hóa Aza, chính là sự trải nghiệm và thấm sâu. Đến với lễ hội Aza không ai là khách, là người ngoài cuộc mà mọi đều cùng làm, cùng chơi, cùng uống, cùng ăn, cùng thức trắng đêm lạnh và cùng cầu mong về một sự tốt lành. Một lần đến là nhớ, là mong, là thao thức… Giáp tết rồi, A Lưới lạnh da diết, lại càng thêm nhớ hơn lễ hội Aza thấm đượm chất hồng hoang.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

TIN MỚI

Return to top