ClockChủ Nhật, 06/01/2019 10:45

Aza và tết sớm ở vùng cao

TTH - Tôi đã có dịp tham gia lễ hội Aza. Trường Sơn cuối năm lặng ngắt nhưng đến với lễ hội, ta lại có một cảm giác ấm áp đến lạ lùng.

Đúng vào ngày 20/12 (tức 14/11 âm lịch), khi mà năm mới 2019 cận kề và sắc đông đang ngập tràn muôn nơi thì A Lưới khai mạc lễ hội Aza Knoonh tại làng A Năm, xã Hồng Vân. Còn được gọi là lễ hội đầu mùa, là tết cơm mới, Aza Knoonh không chỉ thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, sự biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn là lời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, đem lại mùa màng bội thu cho năm sau.

… Chuyện rằng vào thời xưa ấy, người ta dùng mõ tre hoặc trống da dê để đánh báo hiệu, khi đó, người làng còn ít và ở quanh nhà trưởng làng. Nay, do người làng đông hơn và đến ở những chỗ xa hơn, vì vậy, phải dùng kẻng mới báo hiệu được. Sau tiếng kẻng ngân vang, nhà nhà trong làng thắp hương, đốt đèn và bắt đầu cúng thần linh. Và, sau nghi lễ là hội làng. Già làng đánh chiêng trong sự hoà điệu, hoà nhịp bởi tiếng trống da dê của một thanh niên khác. Vừa dứt giai điệu chiêng - trống, nam thanh nữ tú bắt đầu đi vòng quanh nơi cúng giàng của làng và múa điệu pơchiêngcoon…

Aza Knoonh mới chỉ là một, còn có một lễ hội Aza nữa, được gọi là Aza Kăn. Điểm khác nhau nằm quy mô. Aza Knoonh có tầm cấp làng và khách mời không chỉ con cháu trong làng, mà còn có các già làng, trưởng bản, trưởng họ, bạn bè, thân hữu các làng bên. Còn Aza Kăn có phạm vi giới hạn trong họ hàng, gia đình và bản làng. A Năm chỉ là một làng. A Lưới có hàng trăm bản làng và hãy tưởng tượng, mùa này tưng bừng lễ hội Aza.

Tôi đã có dịp tham gia lễ hội Aza. Trường Sơn cuối năm lặng ngắt nhưng đến với lễ hội, ta lại có một cảm giác ấm áp đến lạ lùng. Một thế giới với những nghi lễ mang đậm tính hồng hoang như mở rộng trước mắt và đối với một người khách lạ đó là một khám phá thú vị, từ cách ăn mặc, cái bắt tay chào hỏi, tiếng trống và tiếng chiêng ngân vang cho đến những món ăn dân dã có tên gọi khó quên, như aquat. Trên hết, đó là sự hòa nhập đến kỳ lạ. Đó là lúc khi mà men rượu đã ngấm nồng, tiếng cồng đã vang lên, thì vượt qua những ngại ngùng ban đầu, khách chủ, già trẻ, gái trai cùng quên đi mọi thứ để nhảy múa hát ca.  

Nhiều năm nay, A Lưới đã có sự chú ý đến phát triển du lịch. Aza được xem là một sản phẩm du lịch đặc sắc và thời điểm các bản làng vào hội là mùa cao điểm của hoạt động du lịch nơi đây. Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét đưa lễ hội Aza và dệt zèng của huyện A Lưới, là hai trong số 19 danh mục di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Còn chọn làng A Năm tổ chức lễ hội Aza Knoonh 2018 là cách để ngành văn hóa thể thao và chính quyền địa phương cố gắng phục hồi nguyên mẫu để bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ hội văn hóa này. Nó được xem là cấp thiết, bởi hiện còn rất ít những già làng, trưởng bản am tường lễ hội Aza.

Và tôi ở Huế vào những ngày này đã nghe ai đó nao nức rủ nhau, lên A Lưới xem lễ hội Aza mà lòng rộn rã một niềm vui…

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TIN MỚI

Giải pháp quà tặng doanh nghiệp hàng đầu
Return to top