ClockThứ Ba, 17/05/2022 21:11

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núi

TTH.VN - “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022 với sự tham gia của hơn 450 người đã chính thức khai mạc tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông vào tối 17/5.

Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộcNgày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngàyKhai mạc "Ngày hội vùng cao A Lưới"

 “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh lần thứ XIV năm 2022 chính thức khai mạc vào tối 17/5

Đến dự ngày hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ban, ngành…

Đặc biệt, có sự góp mặt của 450 người bao gồm các nghệ nhân, diễn viên quần chúng, vận động viên, các chiến sĩ của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh và đồng bào các dân tộc Pa Kô, Pa Hy, Cơ Tu, Tà Ôi... đến từ các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao nói rằng, đây là hoạt động truyền thống, được tổ chức định kỳ và luân phiên tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Festival 4 mùa năm 2022; tạo hiệu ứng tích cực trong quảng bá, góp phần kích cầu, thúc đẩy du lịch phát triển sau một thời gian gian dài gián đoạn do đại dịch COVID-19.

Tại ngày hội, các đơn vị sẽ cùng nhau trình diễn các tiết mục văn nghệ quần chúng thuộc các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, trình diễn thời trang dân tộc. Cùng thi đấu năm môn thể thao dân tộc, gồm: bóng đá, bóng chuyền, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co và các hoạt động trưng bày của các địa phương về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số, các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống như: dệt dèng, đan lát…

Bên lề ngày hội còn có các hoạt động trưng bày, triển lãm về những thành tựu, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, trong đó trọng tâm là những hình ảnh về đồng bào các dân tộc miền núi; trưng bày, triển lãm về Bác Hồ của Bảo tàng Hồ Chí Minh; triển lãm một số dòng tranh dân gian Việt Nam của Bảo tàng Mỹ thuật Huế; trưng bày, giới thiệu sách của Thư viện Tổng hợp tỉnh; tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào trên địa bàn huyện Nam Đông của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh... 

“Thông qua việc tổ chức thành công Ngày hội, nhằm tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, luyện tập và thi đấu thể thao; nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc; thúc đẩy quá trình bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế. Kích cầu, thúc đẩy du lịch phát triển; góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, ông Hải nhấn mạnh.

Ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, văn hóa các dân tộc thiểu số là một kho tàng nghệ thuật truyền thống dân gian độc đáo; nổi tiếng với những làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ với những điệu múa Tung tung, Za Zã… được thể hiện trong các lễ hội như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ kết tình thông gia...

Đặc biệt là tiếng hòa tấu của tiếng Trống - Khèn - Cồng - Chiêng - Phèn la - Tù và, …cùng đan xen với các điệu múa, trang phục dân tộc với họa tiết hoa văn độc đáo của người Cơ tu, Tà ôi, Vân kiều, Pa cô, Pahy… phản ánh tinh thần đoàn kết những tình cảm sâu lắng trong lòng người với sức sống mãnh liệt của đời sống tinh thần.

“Ngày hội được UBND huyện Nam Đông được đăng cai phối hợp tổ chức lần này cũng là dịp giúp cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa, bản sắc của mỗi dân tộc, đồng thời cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; không ngừng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời; có nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động mọi người gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, bản sắc của địa phương để đáp ứng và nâng cao về đời sống tinh thần góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội”, ông Phước chia sẻ.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự ngày hội

Các nghệ nhân tham gia trình diễn tại đêm khai mạc ngày hội

Các ca sĩ trình bày trong trang phục truyền thống của người đồng bào

Những điệu múa uyển chuyển của các thiếu nữ đồng bào dân tộc thiểu số

Màn đối đáp của hai nghệ nhân trong đêm hội

Dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng rất đông bà con đã đến dự ngày hội

N. Minh (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Bàn giao 5 căn nhà cho hộ dân khó khăn ở Nam Đông

Chiều 29/11, Thừa ủy quyền của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 5 ngôi “Nhà đồng đội”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Nam Đông.

Bàn giao 5 căn nhà cho hộ dân khó khăn ở Nam Đông

TIN MỚI

Return to top