ClockThứ Bảy, 30/04/2022 07:03

Khai mạc "Ngày hội vùng cao A Lưới"

TTH.VN - Tối ngày 29/4, UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội vùng cao A Lưới năm 2022 và phát động cuộc thi sáng tác Logo – Biểu trưng huyện A Lưới.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Ngày hội vùng cao A LướiGắn bó với vùng cao A LướiTrưng bày hàng trăm hiện vật thể hiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu sốNhiều hoạt động đặc sắc trong ngày hội của đồng bào vùng cao A Lưới

Chương trình văn nghệ trong lễ khai mạc

Ngày hội Vùng cao A Lưới năm 2022 diễn ra trong 3 ngày, từ 29/4 - 1/5, với chuỗi hơn 10 hoạt động phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số như: Khai mạc và biểu diễn nghệ thuật; chương trình tái hiện nghi lễ cúng dâng Dèng của dân tộc Tà Ôi; liên hoan ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá du lịch; tái hiện tục đi Sim (Pộc Xu); trình diễn, trưng bày sản phẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi; phiên chợ vùng cao; triển lãm ảnh; chương trình biểu diễn tắm suối và tái hiện các hoạt động sinh hoạt dưới nước; lễ hội cồng chiêng, hội hoa, điêu khắc, đàn, sáo, nhạc cụ… chương trình bế mạc và trình diễn trang phục Dèng.

Điểm nổi bật của Ngày hội Vùng cao A Lưới năm 2022 là tái hiện nghi lễ cúng dâng Zèng của dân tộc Tà Ôi và phát động cuộc thi sáng tác Logo- biểu trưng huyện A Lưới.

Ngày hội vùng cao A Lưới được xem là hoạt động văn hóa, chính trị nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Lễ hội sẽ tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc giao lưu, học hỏi, tạo mối đoàn kết nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp và gắn kết cộng đồng các dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc.

Thông qua ngày hội để phát triển văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, quảng bá, phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top