ClockChủ Nhật, 25/12/2022 14:26

Bảo tồn thích nghi

Cung Tiến – Hạc vàng tung cánh về lại quê hương

Đêm nhạc “Hạc vàng tung cánh về trên quê hương” được tổ chức mới đây, trước thềm Giáng sinh và năm mới 2023 không chỉ là dịp để những người bạn yêu thích có dịp thưởng thức những ca khúc một thời in dấu sâu sắc trong lòng người yêu nhạc của Cung Tiến, một nhạc sĩ nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, mà còn gợi nhớ về một nhà hát đặc biệt ở Huế mang tên Bến Xuân, 51 Văn Thánh.

Nhà hát Bến Xuân nằm ở bên trong nhà vườn Bến Xuân được biết là công trình của vợ chồng Việt kiều là ông Trương Đình Ngộ và bà Huyền Tôn Nữ Camille (nghệ danh là Camille Huyền). Sau hơn ba mươi năm định cư tại Thụy Sỹ, ông bà trở về quê hương và khởi công xây dựng Bến Xuân vào năm 2008 và hoàn thành sau gần 10 năm ròng rã xây dựng. Không phải là một di tích được tôn tạo, nhưng Bến Xuân xây mới vẫn được xem là công trình tiêu biểu của sự bảo tồn thích nghi. Bên ngoài là sự cổ kính với những giá trị nguyên gốc truyền thống Huế. Bên trong là sự tiện nghi, hiện đại và sang trọng. Mấy năm nay, Bến Xuân đã trở thành một điểm đến văn hóa và du lịch của Cố đô.

Bảo tồn thích nghi gần đây được nhắc đến như một hướng bảo tồn di sản. Khác với bảo tồn nguyên trạng, đề cao giá trị nguyên bản, bảo tồn thích nghi (hay có người gọi là bảo tồn phát triển) ghi nhận những giá trị đổi thay của di sản, theo hướng kế thừa và phát triển. Những người theo quan điểm bảo tồn thích nghi cho rằng nếu bảo tồn nguyên trạng cứng nhắc sẽ làm “đóng băng” di sản và về lâu dài dẫn đến sự xuống cấp, hủy hoại chúng. Lựa chọn cách thức bảo tồn thích nghi vừa gìn giữ được di sản, vừa tạo sức sống, sinh khí mới cho di sản, gắn di sản với hoạt động du lịch nhằm khai thác tiềm năng.

Công trình tiêu biểu ở Huế mới đây được tu bổ theo hướng bảo tồn thích nghi là Châu Hương viên. Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh này gắn với ông hoàng Ưng Bình, nhà thơ Huế nổi tiếng và là người có công lớn đối với ca Huế. Công trình hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng, nhưng thực ra bên trong vẫn còn cơ hội cứu vãn. Bắt được “bệnh” của công trình, đơn vị tư vấn đặt ra các mục tiêu bảo tồn tối đa các yếu tố gốc và tu bổ thích nghi công trình với công năng mới. Cụ thể, bên cạnh thờ tự cụ Ưng Bình, có thể sử dụng một phần không gian di tích làm sân khấu cho các hoạt động biểu diễn ca Huế, tuồng Huế.

Di sản văn hóa Huế là một phức hợp di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả giá trị về kinh tế bao gồm kiến trúc thành quách, hoàng cung, đền đài, lăng tẩm, đậm màu sắc dân tộc, tín ngưỡng phương Đông và phong cảnh tự nhiên... Khi nguyên vẹn, Quần thể di tích ở Huế có gần 1.500 công trình tập trung trong 19 khu di tích quan trọng. Tuy nhiên qua thời gian, biến động lịch sử và các cuộc chiến tranh hiện Huế chỉ còn lại vài trăm công trình di tích và hầu hết bị hư hỏng đòi hỏi phải trùng tu và bảo tồn.

Đã có được một Bến Xuân giàu sức sống, nhưng Châu Hương viên thì còn phải chờ xem. Đây đó vẫn còn những nhìn nhận khác nhau, nhưng việc lạm dụng bảo tồn thích nghi gây hậu quả hiện đại hóa di tích chưa thấy ở di tích Huế. Điều đáng nói là, nhiều công trình di tích kiến trúc ở Huế sau khi trùng tu đều trông mới mẻ hơn, nhưng vẫn giữ được hồn cốt xưa và nhanh chóng trở thành những địa chỉ văn hóa, điểm đến du lịch hấp dẫn.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top