ClockThứ Tư, 29/03/2023 15:41

Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo do Học viện Âm nhạc Huế tổ chức ngày 29/3, nhằm nhận diện đặc trưng, giá trị của di sản âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên.

Tiếp cận âm nhạc theo hướng dân tộc nhạc họcCa kịch Huế: Một thời vang bóng

leftcenterrightdel
  Hội thảo đánh giá việc thực hành âm nhạc dân gian trong đời sống hiện nay ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là vùng đất sở hữu nhiều di sản âm nhạc, nhiều thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng miền và tộc người.

Việc tìm hiểu thực tiễn thực hành âm nhạc dân gian trong đời sống hiện nay nói chung và trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói riêng là cần thiết để có những đánh giá về tính hiệu quả, tác động của chính sách đối với diện mạo của di sản âm nhạc dân gian cũng như hiệu quả phát huy giá trị trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong bối cảnh giao lưu hội nhập văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều thể loại âm nhạc dân gian có dấu hiệu bị biến đổi, phai nhạt và có nguy cơ biến mất. Chưa kể, yêu cầu đổi mới nghệ thuật trình diễn, kể cả nghệ thuật âm nhạc dân gian trong thời đại 4.0 cũng đòi hỏi phải xem xét những thể loại âm nhạc này tồn tại ra sao trong đời sống xã hội hiện nay.

Hội thảo nhận diện giá trị âm nhạc dân gian - dân ca người Việt ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; phân tích thực trạng về việc bảo tồn và phát huy giá trị, những tác động của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những xu hướng biến đổi, tiếp biến của văn hóa âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên trong đời sống đương đại. Đồng thời, đưa ra những giải pháp bảo tồn và mô hình phát huy giá trị đối với mỗi loại hình diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ của các dân tộc ở các địa phương.

Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên” được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao cho Học viện Âm nhạc Huế thực hiện.

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 16/11, bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã chúc mừng và chung vui với cán bộ, Nhân dân thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top