ClockChủ Nhật, 08/12/2019 09:09

Ca kịch Huế: Một thời vang bóng

TTH - Ca kịch Huế dựa trên nền tảng âm nhạc truyền thống của một vùng nhất định đó là ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên.

Tuấn Lin & niềm đam mê với sân khấu ca kịchVở ca kịch “Những người mẹ” đoạt Huy chương Bạc Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốcKỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam

Chương trình nghệ thuật sử thi: Huyền Trân công chúa do Nhà hát  Nghệ thuật Ca kịch Huế biểu diễn 

Khi sân khấu cải lương đã hình thành năm 1917 ở Nam Bộ, ca Huế cũng từ ca nhạc thính phòng bắt đầu bước sang một hình thức mới là “ca ra bộ”, hoặc “ca bộ”, nghĩa là ca có kèm theo điệu bộ; mà ngày nay chúng ta gọi là diễn xuất. Đó cũng là manh nha để ca kịch Huế ra đời. Ca kịch Huế lấy ca Huế làm nền tảng và dung nạp các điệu lý, vè, hò của Bình Trị Thiên để làm nên loại hình kịch hát mới của dân tộc.

Buổi đầu, các vở không có kịch bản cố định, “kịch cương” là chính, tức diễn viên cứ theo tích truyện mà “tùy nghi” hát, nói, điệu bộ diễn xuất cũng đơn giản. Vai trò của đạo diễn cũng không để lại dấu ấn qua vở diễn. Các gánh hát sơ khai như vậy gọi là phường ca bộ. Năm 1920, phường ca bộ Thu Nương khi diễn ở Quảng Ngãi đã đưa lên sân khấu vở kịch ca Huế Trần Bồ, chuyển thể từ vở tuồng đồ cùng tên. Đó là vở ca kịch Huế đầu tiên, đánh dấu sự hình thành và xuất hiện của bộ môn nghệ thuật ca kịch Huế.

Từ năm 1920 đến 1945, khoảng hơn một chục đoàn ca kịch Huế ra đời. Tiêu biểu là các đoàn: Thu Nương, Kim Sanh, Kim Thịnh, Hồng Thu, Vân Lam, Tân Tiến, Đô Thành, Sông Hương, Việt Hưng, Mộng Thu, Đồng Thanh… Cách sử dụng các bài bản, làn điệu lúc đó hầu hết là ca trọn một bài (trừ một số điệu như Nam ai, Nam bình), không phải chọn một “trổ”, một đoạn của bài ca, do đó tiết tấu của vở diễn không được đẩy nhanh. Một số vở dựa vào phim ảnh phương Tây, như: Ái tình và Tôn giáo, Cha con… nên cũng đưa lên sân khấu những “pha” bắn súng lục, đấu gươm, đấu dao găm, phóng tên… làm cho nghệ thuật ca kịch Huế pha tính hỗn tạp.

Thời kỳ nở rộ các gánh hát, đoàn ca kịch Huế tư nhân là từ những năm hai mươi của thế kỷ 20 đến năm 1945. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), các đoàn ca kịch Huế tan rã dần. Tiếp theo đó, biểu diễn ca Huế chủ yếu là ca thính phòng ở Thừa Thiên Huế và Sài Gòn. Các đoàn ca kịch Huế tư nhân và các ban nhạc ca Huế tư nhân thời kỳ 1920 -1945 cũng như các đơn vị nghệ thuật ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên được Nhà nước thành lập sau năm 1954 ở miền Bắc đều có những giọng ca hay, những tay đàn giỏi, diễn xuất thần tình.

Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954, các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế ở miền Nam tập kết ra Bắc, định cư ở TP. Vinh (Nghệ An). Họ tập hợp lại thành đoàn nghệ thuật dân doanh với tên gọi là “Đoàn ca Huế - Trị Thiên”, dưới sự bảo trợ của Chi hội Văn nghệ liên khu Bốn và Hội đồng hương Thừa Thiên - Quảng Trị.

Ngày 6/6/1957, tại TP. Vinh, một sự kiện quan trọng đối với ca kịch Huế: Ủy ban Hành chính liên khu Bốn quyết định thành lập Đoàn ca kịch Trị Thiên trên cơ sở Đoàn dân doanh “Ca Huế - Trị Thiên”. Đoàn ca kịch Trị Thiên là đoàn văn công “quốc doanh”, có 22 thành viên (11 diễn viên, 2 tác giả, 4 nhạc công, 3 học viên và 2 người giúp việc), do cố nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Nguyễn Ngọc Yến làm trưởng đoàn. Năm 1962, đoàn từ TP. Vinh chuyển ra Hà Nội, đóng ở khu Văn công Mai Dịch, trực thuộc Bộ Văn hóa.

Cũng thời gian này, các đơn vị: tỉnh Quảng Bình, đặc khu giới tuyến Vĩnh Linh, Khu ủy Trị Thiên, Quân khu Trị Thiên đều thành lập đoàn văn công. Các đoàn văn công nói trên là văn công tổng hợp và đều có bộ môn ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, tiết mục là ca khúc, tổ khúc, ca cảnh, hoạt cảnh, ca kịch Huế - dân ca Bình Trị Thiên.

Khi quê hương giải phóng, đất nước hòa bình thống nhất, Đoàn ca kịch Huế - Trị Thiên từ khu Văn công Mai Dịch (Hà Nội) chuyển về Huế. Năm 1976, ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên. Các đoàn văn công được sắp xếp, tổ chức lại có Đoàn ca kịch cải lương, Đoàn kịch nói, Đoàn ca múa nhạc, Đoàn nghệ thuật cung đình (Ba Vũ), Đoàn ca kịch…

Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra thành 3 tỉnh như trước. Đoàn ca kịch Bình Trị Thiên đổi tên thành Đoàn ca kịch Huế. Ngày 25/1/2006 đổi tên thành Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, có hai đoàn nghệ thuật: Đoàn ca kịch Cố đô Huế và Đoàn ca múa nhạc Hương Giang.

Từ khi tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn ca kịch Huế (nay là Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế) cũng đã có nhiều vở diễn có tiếng vang trong công chúng và giới nghệ thuật sân khấu truyền thống. Tuy nhiên, ca kịch Huế không còn được đón nhận từng có. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ hiện nay các loại hình nghệ thuật ngày càng phong phú, đáp ứng với nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Công chúng có nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức nghệ thuật. Mặt khác, xã hội thay đổi, mà bản thân ca kịch Huế cũng chưa thực sự đổi mới để đi kịp với đời sống hiện đại.

Bài: MINH KHIÊM - Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top