ClockThứ Hai, 12/06/2023 10:19

Cần giải pháp để tránh lãng phí trung tâm giới thiệu sản phẩm đúc đồng

TTH - Nằm cách trung tâm TP. Huế hơn 2km và trên tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan du lịch, thế nhưng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống TP. Huế (gọi tắt là Trung tâm làng nghề đúc đồng) nhếch nhác, xuống cấp và trở thành điểm tập kết hàng hóa của người dân sau khi UBND TP. Huế thu hồi khu đất.

Thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ

leftcenterrightdel
Trung tâm làng nghề đúc đồng xuống cấp và nhếch nhác 

Đầu tư xây dựng vào năm 2005 với kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng, Trung tâm làng nghề đúc đồng có diện tích mặt bằng 4.300m2 nằm trên trục đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, các hộ dân làm nghề đúc đồng trên địa bàn tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và mở rộng nghề đúc đồng truyền thống.

Qua 18 năm khai thác, đến nay Trung tâm làng nghề đúc đồng xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng, tường nhà bong tróc vết sơn, sắt thép mục rỉ gây hoen ố và bẩn thỉu. Do không quản lý và không có các cơ sở trưng bày sản phẩm nên thời gian qua, một số hộ dân đã trưng dụng mặt tiền các gian hàng để tập kết hàng hóa, treo võng nghỉ ngơi và đậu đỗ xe khiến khuôn viên trung tâm trở nên nhếch nhác và lộn xộn. Trong khi đây là tuyến đường trung tâm dẫn đến khu du lịch Thủy Biều và các lăng tẩm nổi tiếng của Huế nên lượng khách du lịch đi qua đây khá đông.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, phường Phường Đúc, làng nghề đúc đồng hiện có gần 30 hộ, doanh nghiệp và hợp tác xã chuyên đúc các sản phẩm lư đồng, tượng, mõ, các sản phẩm lưu niệm quà tặng từ chất liệu đồng phục vụ khách du lịch. Do không có nơi trưng bày sản phẩm nên hiện các cơ sở chủ yếu trưng bày bán ở nhà hoặc thuê mặt bằng mở cửa hàng giới thiệu trên đường Bùi Thị Xuân, song do tập trung rời rạc nên không thu hút du khách đến tham quan và mua sắm. Vì vậy, các cơ sở mong muốn thành phố khẩn trương đầu tư nâng cấp, sửa chữa lại trung tâm làng nghề để các cơ sở đăng ký thuê mặt bằng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trương Đình Hạnh, sau khi đưa vào hoạt động, Trung tâm làng nghề đúc đồng được UBND TP. Huế giao cho UBND phường Phường Đúc quản lý với 7 hộ thuê đăng ký kinh doanh sản phẩm đúc đồng. Song, do lượng khách tham quan ít, phần lớn là khách nội địa đến để mua các sản phẩm đồ đồng thờ cúng như lư đèn, chuông mõ..., còn khách vào tham quan tại khu trưng bày giới thiệu làng nghề hầu như không có (chỉ có một số ít sinh viên của các trường đại học trong nước đến tham quan, nghiên cứu). Vì vậy, thành phố đã giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế quản lý theo Quyết định số 256 ngày 21/1/2022 của UBND tỉnh về việc thu hồi điều chỉnh tài sản khu nhà đất Trung tâm làng nghề đúc đồng từ UBND phường Phường Đúc sang cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế quản lý, sử dụng.

Hiện, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Sau khi đề án được phê duyệt sẽ đưa ra đầu thầu, đấu giá công khai theo quy định để kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

Là thành phố du lịch, thành phố Festival của Việt Nam nên thời gian gần đây, lượng khách du lịch đến Huế khá đông, đặc biệt là các tour du lịch làng nghề, du lịch sinh thái - cộng đồng, trong đó làng nghề đúc đồng Phường Đúc và tour du lịch sinh thái Thủy Biều là một trong những điểm đến hấp dẫn. Vì vậy, để hình thành tour du lịch tham quan làng nghề cũng như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề, đồng thời tạo mỹ quan đô thị cho Trung tâm làng nghề đúc đồng, TP. Huế cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án sử dụng tài sản công nhằm sớm nâng cấp, sửa chữa hạ tầng ở khu đất này để các cơ sở làng nghề có nơi trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nghề đúc, tránh lãng phí một khu đất đẹp nằm gần trung tâm thành phố.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức công bố Quyết định số 336/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế trực thuộc UBND tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại trực thuộc Sở Công thương.

Công bố thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

TIN MỚI

Return to top