ClockThứ Tư, 13/09/2023 07:41

Dành nguồn lực tương xứng đầu tư cho văn hóa

TTH - Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tham gia đóng góp ý kiến thiết thực từ thực tiễn của Huế vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sắp tới. Bên cạnh đó tham gia ý kiến để góp phần hình thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa để tạo ra những chính sách, pháp luật hữu hiệu, thúc đẩy hệ giá trị văn hóa, di sản phát triển và trường tồn.

Bảo tàng là nơi triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa cho người dân

Đoàn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khảo sát tại Bảo tàng Gốm cổ sông Hương 

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã chia sẻ điều này sau những lần cùng đoàn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc, khảo sát nhiều đơn vị về thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn. Trong đó, thiết chế bảo tàng là một trong những thiết chế quan trọng nằm trong tổng thể văn hóa của vùng đất Cố đô.

Bà Sửu cho rằng, những năm gần đây, đặc biệt là sau Nghị quyết 38 của Quốc hội, thiết chế văn hóa tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đáng kể bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, riêng với bảo tàng công lập, thiết chế chưa tương xứng với vị trí, ý nghĩa của hệ thống hiện vật, di sản hiện có, vốn có của Huế. Quy trình hình thành một chỉnh thể bảo tàng, từ chuẩn bị nội dung, thiết kế mỹ thuật cho đến xây dựng công trình kiến trúc và trưng bày chưa được tuân thủ hoặc chưa đủ điều kiện để thực hiện. Nhiều sưu tập hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học vẫn chưa được khai thác, phát huy để đến được với đông đảo công chúng; nhiều bảo tàng vắng khách tham quan…

“Huế là xứ sở có hệ thống văn hóa, di sản, di tích dày đặc và mang đậm dấu ấn của nhiều thời đại. Thế nhưng, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược đang ở mức độ khiêm tốn. Hiện, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế chưa có trụ sở riêng để hoạt động là một minh chứng”, bà Sửu nói.

Theo bà Sửu, đối với di tích lịch sử cách mạng rất cần được bố trí ngân sách và vị trí phù hợp để đầu tư, xây dựng hạ tầng tương xứng với các sự kiện lịch sử trọng đại của không chỉ tỉnh Thừa Thiên Huế mà của cả nước. Đồng thời, tiếp tục tiến hành sưu tầm tài liệu, hiện vật và xây dựng nội dung tương ứng có tích hợp công nghệ số. Trong đó, chú ý các sự kiện, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, trận đánh cao điểm 937 – A Bia năm 1969, trận đánh cao điểm 935 – Cóc Bai năm 1970 tạo nền tảng chuyển dịch chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, mở đường cho cuộc ký kết Hiệp định Paris... Hiện A Bia đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, các sự kiện còn lại cũng rất cần lập hồ sơ để trình cấp thẩm quyền phê duyệt công nhận cùng với đó là tổ chức hội thảo khoa học tương xứng.

Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế nỗ lực sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa, di sản trước năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này các thiết chế văn hóa trong đó có bảo tàng vẫn chưa “xứng tầm”. Dẫn chứng được các thành viên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉ rõ, rằng toàn tỉnh có 5 bảo tàng công lập thì 4 trong số đó vẫn “tạm trú” hoặc chưa có không gian.

Vì thế, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị tỉnh cần dành nguồn lực tương xứng đầu tư cho văn hóa, trong đó có thiết chế bảo tàng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng cũng đã đề nghị các đại biểu của Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh cần tiếp tục có ý kiến với tỉnh về vấn đề này.

Là người trực tiếp theo đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đi khảo sát nhiều địa điểm văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Thị Sửu cho hay, ngoài góp ý trực tiếp, bà sẽ tham gia đóng góp ý kiến thiết thực từ thực tiễn của Huế vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sắp tới. Ngoài ra, tùy thuộc tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về văn hóa của tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ có những chương trình giám sát, khảo sát cụ thể.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

TIN MỚI

Return to top