ClockThứ Sáu, 29/04/2022 14:13

“Đào tạo âm nhạc di sản trong bối cảnh hiện nay”

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo khoa học do Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội tổ chức sáng 29/4 theo hình thức trực tuyến.

Âm nhạc cung đình: Thư thái, sang trọngĐào tạo âm nhạc truyền thống: Hài hòa giữa truyền thống & hiện đạiHọc viện Âm nhạc Huế tham gia Hội thi tài năng học sinh, sinh viên

Hội thảo thảo luận về những định hướng đào tạo âm nhạc di sản phù hợp với bối cảnh hiện nay

Âm nhạc di sản là một phần của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Các loại hình âm nhạc này cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đào tạo là một trong những cách tốt để thực hiện điều này.

Học viện Âm nhạc Huế hiện có hai nội dung đào tạo liên quan đến âm nhạc di sản. Đó là âm nhạc của ba phong cách đại diện cho ba miền: nhạc chèo, ca Huế, cải lương trong đào tạo âm nhạc truyền thống và những chuyên ngành đào tạo về loại hình âm nhạc di sản: Nhã nhạc, ca Huế.

Gần đây, công tác đào tạo các chuyên ngành này gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do số lượng sinh viên đầu vào ngày càng giảm sút. Hội thảo nhằm thảo luận về những khó khăn và thuận lợi trong công tác đào tạo âm nhạc di sản trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam nói chung và Học viện Âm nhạc Huế nói riêng, tìm giải pháp, hướng đi và nâng cao chất lượng đào tạo âm nhạc di sản.

Các tham luận tại hội thảo tập trung nghiên cứu về nghệ thuật của các loại hình âm nhạc di sản; những định hướng đào tạo âm nhạc di sản phù hợp với bối cảnh hiện nay; thực trạng đào tạo âm nhạc di sản và các giải pháp đặt ra; vấn đề tuyển sinh và cơ hội việc làm; chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng dạy; kinh nghiệm đào tạo âm nhạc di sản ở các địa phương trên cả nước…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top