ClockThứ Năm, 29/12/2022 06:08

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam–Hàn Quốc

TTH.VN - UVTV Tỉnh Uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã nhấn mạnh như thế khi nói về mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc vào tối 28/12 tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc.

Vũ khúc giao hòa của Festival Huế mùa đông 2022Phối hợp giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật hai quốc giaThúc đẩy hợp tác văn hóa, nghệ thuật với thành phố Namyangju (Hàn Quốc)Hàn Quốc chính thức khai trương Không gian ASEAN trên đảo Jeju

Một trong những tiết mục trình diễn trong đêm  giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc

Đây là chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa của hai đất nước, nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc (1992 – 2022).

Cách đây 30 năm, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử bang giao giữa hai nước. Kể từ đó đến nay, hợp tác song phương giữa hai nước đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, là nền tảng vững chắc thúc đẩy các lĩnh vực khác giữa hai nước phát triển ổn định, thực chất và hiệu quả.

Trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều coi trọng quan hệ hợp tác với Hàn Quốc và các thế hệ lãnh đạo Hàn Quốc đều mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam. Trên cơ sở đó, hai bên đã ký kết nhiều Biên bản hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng thiết thực và toàn diện.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc là sự kiện rất có ý nghĩa và thiết thực nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các đối tác Hàn Quốc đã được triển khai đồng bộ, phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực một cách thực chất, hiệu quả và có chiều sâu.

Tỉnh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ ý nghĩa và thiết thực đến từ Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc. Cho đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận và triển khai hiệu quả 06 dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc với tổng số tiền khoảng 55 triệu USD (trong đó có 38,6 triệu USD là vốn vay) để đầu tư phát triển hạ tầng y tế, quy hoạch đô thị, phát triển du lịch và văn hóa.

Về hợp tác cấp địa phương, trong thời gian vừa qua, một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết thỏa thuận hợp tác/kết nghĩa với các địa phương Hàn Quốc, như thành phố Huế với thành phố Gyeongju; quận Dongnae, thành phố Busan; thành phố Namyangju; Huyện Phong Điền với huyện Uljin, tỉnh Gyeongsangbuk;...

Các hoạt động hợp tác cấp địa phương đều được triển khai mạnh mẽ, nhận được sự hưởng ứng của nhân dân hai bên, hỗ trợ quảng bá hình ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế đến bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương của Hàn Quốc ngày càng được đẩy mạnh, đi vào thực chất. Nhiều dự án hợp tác được triển khai đa dạng trên các lĩnh vực du lịch, giáo dục, thể dục-thể thao, văn hóa-nghệ thuật… Nhiều đoàn nghệ nhân, nghệ sĩ truyền thống và đương đại của Hàn Quốc tham gia tích cực vào các kỳ Festival Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, khẳng định năm 2022 không chỉ là năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, mà còn là dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam–Hàn Quốc với nhiều thành tựu to lớn hơn.

Chương trình “Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Việt – Hàn” hôm nay sẽ góp phần thiết thực vào việc tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi, quảng bá, giao lưu văn hóa, nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Đây không chỉ là hoạt động giao lưu văn hóa của hai nền văn hóa Việt – Hàn, mà còn tiếp tục làm sâu sắc thêm quá trình giao lưu văn hóa, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quá trình giao lưu nhân dân giữa cộng đồng người dân hai nước.

Chương trình mang nhiều giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mang đậm dấu ấn về những giá trị của văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế làm lan tỏa các giá trị tốt đẹp về văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các địa phương, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc.

Chương trình nghệ thuật đã diễn ra trong tình cảm nồng ấm với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật của Việt Nam và Hàn Quốc biểu diễn.

N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Return to top