ClockChủ Nhật, 09/06/2024 19:11

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

TTH.VN - Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Tại buổi làm việc, hai bên đã nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án và kết quả đạt được. Đến nay, các học viên tham gia lớp học truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế đã nắm bắt được trình tự của từng bước kẻ, cách pha màu, ý nghĩa của họa tiết, màu sắc, thể hiện thuần thục cách thức kẻ trên mặt nạ giấy, trên mặt mình và cho bạn diễn những mặt nạ nhân vật đã được học. Sản phẩm đạt được 330/300, vượt chỉ tiêu so với yêu cầu của dự án.

Sau khóa học, sản phẩm của học viên đã được xây dựng thành không gian trưng bày tại Nhà hát Duyệt Thị Đường – Đại Nội Huế. Đây vừa là điểm tham quan, vừa là không gian giới thiệu quảng bá nghệ thuật Tuồng Huế một cách có ý nghĩa và hữu hiệu nhất.

 Đại diện Quỹ VinIF tham quan không gian trưng bày mặt nạ Tuồng Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường

Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng đề xuất với Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup về mong muốn tiếp tục có được sự đồng hành, hỗ trợ của Quỹ để tiếp tục mở rộng, phát triển quy mô, số lượng mặt nạ truyền dạy, hoàn thiện hệ thống trưng bày mặt nạ đặc trưng, tiêu biểu của Tuồng Huế. Hiện mới thực hiện truyền dạy 20 mẫu, Trung tâm đề xuất nâng lên 50 - 100 mẫu mặt nạ tại không gian Nhà hát Duyệt Thị Đường; tạo điều kiện để các giá trị Văn hóa Lịch sử của Huế sớm hồi sinh và phát triển hơn.

Liên Minh - Bảo Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Return to top