ClockThứ Tư, 29/11/2023 19:02

Di sản liên văn hoá qua các công trình văn học nghệ thuật đầu thế kỷ 20

TTH.VN - Đó là chủ đề của buổi hội thảo diễn ra chiều 29/11 tại không gian Lan viên cố tích 2 – Điểm hẹn liên văn hóa, số 94, 96, 98 Bạch Đằng, TP. Huế.

Lan tỏa nghệ thuật bài chòi vào trường họcHội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đìnhHợp tác phát triển văn học nghệ thuật

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ tại hội thảo 

Hội thảo do Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức, với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài tỉnh.

Hầu hết những tham luận, chia sẻ xoay quanh phân tích điểm tích và tiêu cực để nhấn mạnh một điểm cần thiết cho hiện tại và tương lai, đó là tính sáng tạo trên di sản.

Theo các chuyên gia, nhìn lại di sản trong dòng hình thành của mỗi điển hình tác phẩm sẽ giúp hiểu rõ hơn căn cơ văn hoá hay bản lai diện mục, gây cảm hứng cho công cuộc bảo vệ di sản và sáng tạo trên di sản cho thế hệ tương lai.

Trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực liên văn hoá trong trào lưu toàn cầu và hội nhập. Và điều cần nhấn mạnh là yếu tố cân bằng và bình đẳng trong tư duy tự do để sáng tạo mà người đi trước đã lao tâm khổ tứ gìn giữ và phát huy chính thời đại quá khứ của mình để  sinh tồn trong hiện tại cũng như hướng về tương lai.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Không chỉ là câu chuyện trong tháng 10

Đó chỉ là một ý kiến phát biểu trong buổi Tọa đàm tại “Lan Viên Cố Tích 2 - Điểm gặp Liên Văn hóa” giữa tháng 10 vừa qua với tiêu đề: “CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ NIỀM CẢM HỨNG CỦA HẬU THẾ”, do nhà nghiên cứu lịch sử Trần Viết Ngạc chủ xướng.

Không chỉ là câu chuyện trong tháng 10

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top