ClockChủ Nhật, 04/02/2024 22:28

"Đón Tết Hoàng cung”

TTH.VN - Trong không gian tràn ngập sắc xuân tại Phủ Nội vụ - nơi gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình “Đón Tết Hoàng cung” vào 2 đêm 24 và 25 tháng Chạp. Chương trình là cơ hội để người dân và du khách có những trải nghiệm về hương sắc Tết xưa.​
Hào hứng trải nghiệm trò chơi cung đình đầu hồ  

Những nét đẹp truyền thống của Tết xưa với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” được tái hiện đầy đủ. Du khách tham gia chương trình đều cảm thấy thích thú khi được sống trong không khí vui tươi, rộn ràng của mùa xuân quê hương, được thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Chương trình cũng đã giúp du khách hiểu thêm về Tết cổ truyền, cũng như những nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.

 Các đội trổ tài thi gói bánh chưng, bánh tét thật ngon, thật đẹp

Trong cổ sử Việt Nam, tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử và truyền rằng sẽ truyền ngôi cho người nào cung tiến được món sản vật thể hiện lòng hiếu đạo để tiến cúng tiên vương. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng hai loại bánh chưng, bánh dày với biểu tượng trời tròn đất vuông được chế biến từ gạo nếp. Kể từ đó, bánh chưng đi vào lịch sử dân tộc, trở thành một nét văn hoá đặc sắc. Mỗi khi tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.

Chờ được tặng chữ thư pháp 

Chính vì thế, chương trình “Đón Tết Hoàng cung” diễn ra tại không gian Phủ Nội vụ, Đại Nội Huế với ý nghĩa nhắc nhở con cháu không được quên truyền thống gói bánh chưng, bánh tét của cha ông thuở trước.

Du khách còn được trải nghiệm các trò chơi cung đình và dân gian như đầu hồ, bài vụ; trình diễn thư pháp tặng chữ…

 Ý nghĩa hơn, sau chương trình, những phần bánh chưng, bánh tét của các đội dự thi được trao tặng cho gia đình những người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại Trung tâm cùng các em ở trung tâm nuôi dạy trẻ.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

TIN MỚI

Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru
Return to top