ClockThứ Sáu, 03/07/2020 06:45

Động lực từ các phong trào thi đua

TTH - Lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và tạo phong trào thi đua từ gia đình đến trường học, công sở..., chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở huyện A Lưới đạt nhiều kết quả tích cực.

Đưa phiên chợ vùng cao thành sản phẩm du lịch độc đáoA nor hút khách gần, xaA Lưới đổi thay

Thông qua các hoạt động cộng đồng, già làng, trưởng bản vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa

Tạo phong trào thi đua 

Tại hoạt động bình bầu gia đình văn hóa ở thôn Hợp Thượng, xã Hồng Thượng, sau buổi họp với người dân, các ban ngành trong thôn cùng ngồi lại để bình xét. Ngoài những tiêu chí bắt buộc, các trường hợp chưa tham gia tốt các hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường hạn chế; chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo đều được cân nhắc.

Chị Đinh Thị Loan, Trưởng thôn Hợp Thượng chia sẻ: “Xây dựng NTM cũng được gắn với xây dựng đời sống văn hóa. Xét chọn gia đình văn hóa cần xem xét dưới nhiều góc độ, kể cả ý thức người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chung sức trong các hoạt động cộng đồng. Chúng tôi muốn tạo phong trào thi đua giữa các hộ gia đình và kiên quyết không bình xét hình thức”.

Không chỉ hình thành phong trào thi đua tại các địa phương, tại  các trường học, công sở cũng mở ra nhiều phong trào thi đua để xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới chia sẻ, bên cạnh các hoạt động thường niên, năm 2019, tại huyện A Lưới còn tổ chức cuộc thi “Công sở, trường học Xanh - Sạch - Sáng”, thu hút đến 86 đơn vị tham gia, trong đó có 18 xã, thị trấn; 17 cơ quan hành chính, sự nghiệp – lực lượng vũ trang và 51 trường học tham gia. Phong trào thi đua không chỉ giúp khuôn viên các cơ quan được vệ sinh sạch sẽ, phòng làm việc gọn gàng và sắp xếp tài liệu, đồ dùng làm việc khoa học, phù hợp mà ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và cả của học sinh trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên.

Phong trào thi đua từ các gia đình, địa phương, trường học, công sở mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại A Lưới.

Đến đầu năm 2020, qua thẩm tra, bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa, toàn huyện A Lưới có 97/97 làng, thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa, đạt 100%; 89/97 làng, thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa, đạt 91,75%. Ở khối cơ quan, đơn vị, trường học có 128/128 đơn vị trên địa bàn huyện đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, đạt 100%, trong đó, có 106/128 cơ quan, đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 82,81%.

Lồng ghép các phong trào

Tháng 4/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh giai đoạn 2020 – 2025.

Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện A Lưới, các địa phương cũng đang tiếp tục gắn kết chặt chẽ để các phong trào này từng bước đi vào chiều sâu.

Hiện, huyện A Lưới đã có 2 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM  là Hương Phong và Sơn Thủy, riêng thị trấn A Lưới cũng đã được công nhận “thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Trong năm 2020, huyện A Lưới phấn đấu có thêm 1 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM.

A Lưới là huyện vùng cao, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, để làm tốt nhiệm vụ trên, cần xây dựng, duy trì hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức tự quản cộng đồng ở khu dân cư, phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong vận động Nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng NTM, đô thị văn minh.

Trong xây dựng các phong trào, công tác tuyên truyền, vận động rất quan trọng và khi phát huy được vai trò của già làng, trưởng bản, đồng thời làm tốt việc nêu gương điển hình tiên tiến, chắc chắn sẽ mang lại nhiều hiệu quả.

Theo bà Thêm, từ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý với Mặt trận và các đoàn thể để gắn kết và tiến hành đồng bộ các phong trào đạt hiệu quả cao nhất.

Ngành văn hóa cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan sẽ nghiên cứu khôi phục và đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ trong công chức, viên chức.

Thời gian tới, các xã, thị trấn sẽ tiếp tục nghiên cứu, ưu tiên quy hoạch quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá thể thao, đồng thời có chính sách khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.

Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tuyên truyền vận động cán bộ, Nhân dân cùng tham gia đóng góp tiền, ngày công, vật liệu để tu sửa nâng cấp các công trình phúc lợi, khu vui chơi giải trí, nhà sinh hoạt cộng đồng; nâng cấp sân chơi, bãi tập trong các cơ quan, đơn vị, trường học.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 30/10, tại hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ 2 (khóa X) đã biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Người "truyền lửa" cho phong trào phụ nữ

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong 30 cán bộ hội xuất sắc, được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Người truyền lửa cho phong trào phụ nữ
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Return to top