ClockThứ Sáu, 16/06/2023 07:52

Gần 450 nghệ sĩ tham gia chương trình nghệ thuật “Di sản Cố đô, trao truyền & hội tụ”

TTH.VN - Tối 15/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản thế giới. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
leftcenterrightdel
 Giới thiệu tinh hoa nghệ thuật diễn xướng cung đình

Chương trình nghệ thuật có chủ đề “Di sản Cố đô, trao truyền & hội tụ” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 17/6 tại Quảng trường Ngọ Môn, với sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật, gần 450 nghệ sĩ trong nước và quốc tế.

Chương trình giới thiệu đến khán giả những tiết mục thể hiện tinh hoa của nghệ thuật diễn xướng cung đình, như: Nhã nhạc, múa cung đình. Ngoài di sản của Huế, khán giả còn được thưởng thức tinh hoa nghệ thuật ba miền qua làn điệu dân ca quan họ, đờn ca tài tử Nam bộ, cồng chiêng Tây Nguyên. Di sản Huế cũng thể hiện sự giao thoa, hội nhập với văn hoá của các nước qua những tiết mục nghệ thuật của Hàn Quốc.

Dự kiến, chương trình kỷ niệm có sự tham dự của các đại biểu đến từ UNESCO và các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Trung ương, các tỉnh thành trong cả nước; các tổ chức hiệp hội, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Chương trình kỷ niệm là dịp đánh giá toàn diện những thành tựu và hành trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới ở Thừa Thiên Huế trong những thập niên qua, hướng đến hành trình mới phát triển bền vững, giao lưu, hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị di sản văn hóa với các quốc gia trên thế giới. 

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

TIN MỚI

  • Cuộc đời sự nghiệp nhà văn Kim Lân
Return to top