ClockThứ Ba, 02/08/2022 18:12

Gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội

TTH.VN - Chiều 2/8, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Cùng dự buổi làm việc còn có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Tạo sự hài hòa giữa bảo tồn & phát triển đô thị di sảnĐánh thức giá trị di sản tư liệuTrải nghiệm sáng tạo 3DGiới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu điện Phụng TiênĐưa di sản Huế trở thành hạt nhân cho sự phát triển

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân động viên cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Thông tin với đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế Hoàng Việt Trung cho biết, di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Hầu hết các di tích được thường xuyên bảo quản bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa…

Trên lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể đã có tổng cộng gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn tu bổ, phục hồi, tôn tạo; đã di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ các di tích.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm phối hợp với TP. Huế thực hiện dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - hợp phần di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, theo đó sẽ thực hiện di dời hơn 4.914 hộ dân (giai đoạn 1), đến nay đã di dời được hơn 3.000 hộ, vốn đã được bố trí cho dự án này là 1.880 tỷ đồng và đã giải ngân được gần 1.600 tỷ đồng. Công tác trùng tu công trình di tích thì cảnh quan khu Di sản cũng được đầu tư một cách đồng bộ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân biểu dương, đánh giá cao công tác bảo tồn, trung tu di tích của tỉnh thời gian qua. Đồng thời cho rằng, văn hóa, di sản chính là niềm tự hào của tỉnh.

Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển, do vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng văn hóa luôn đặt ở vị trí quan trọng. “Thừa Thiên Huế đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nên việc lưu giữ bảo tồn văn hóa nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị tỉnh tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm quản lý nhà nước và những nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên; tiếp tục nghiên cứu khoa học kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa; nghiên cứu các phương pháp bảo tồn di sản phi vật thể.

Clip Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm, làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Tin, ảnh, clip: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top