ClockThứ Hai, 16/05/2016 21:09

Giới thiệu “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” trong Đại Nội

TTH - Sáng 16/5, tại Trường lang Tử Cấm Thành (Đại Nội), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Lâm Đồng), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng Hà Tĩnh và Trung tâm Liễu Quán Huế tổ chức triển lãm: “Di sản Tư liệu Thế giới ở Việt Nam”.

Di sản Tư liệu Thế giới (Chương trình Ký ức Thế giới) được UNESCO khởi xướng từ năm 1992. Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt, Lâm Đồng. Sau Mộc bản triều Nguyễn, bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442-1779), đã được đưa vào Danh mục Di sản Tư liệu Thế giới vào ngày 27/7/2011. Tiếp đó Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) và Châu bản triều Nguyễn cũng được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” giới thiệu tổng quan về giá trị của bốn di sản tư liệu này qua 82 khung hình ảnh; đồng thời, giới thiệu thêm ba “di sản tiềm năng” là thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản Phật giáo Huế và Mộc bản trường Phúc Giang Hà Tĩnh.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Return to top