ClockThứ Hai, 12/12/2016 09:54

Giới thiệu “Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt”

"Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt" là chủ đề chương trình giới thiệu văn hóa tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội.

Tiết mục hát văn Công đồng do các nghệ nhân, cung văn trình diễn

Trong chương trình này, các nhà nghiên cứu, các thanh đồng đã chia sẻ về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, và việc thực hành tín ngưỡng, cùng với đó là chương trình giới thiệu diễn xướng một số giá hầu đồng trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Tại buổi nói chuyện, GS.TS. Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, đã trò chuyện, về lịch sử, giá trị của di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong tâm thức người Việt, đồng thời chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình chuẩn bị và bảo vệ hồ sơ để UNESCO công nhận di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo GS.TS. Nguyễn Chí Bền, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có lịch sử lâu đời, đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trong cả nước, cũng như cộng đồng người Việt nước ngoài. Tín ngưỡng này chứa đựng những sáng tạo văn hóa, trong đó có những sáng tác văn chương của các nhà Nho, đã văn chương hóa các nhân vật phụng thờ, là những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử và nhiều giá trị văn hóa khác. Trong đó, lên đồng là một thành tố quan trọng trong thực hành tín ngưỡng này.

Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, thủ nhang đồng đền của đền đức thánh Vua Bà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vui mừng, khi di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thanh đồng Nguyễn Văn Minh cũng bày tỏ sự lo ngại, khi hiện nay có nhiều người đang lạm dụng, lợi dụng việc thực hành tín ngưỡng để trục lợi, làm biến dạng, sai lệch giá trị di sản. Thanh đồng Nguyễn Văn Minh hy vọng, cơ quan quản lý văn hóa sớm có những giải pháp để đưa hoạt động thực hành nghi lễ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu vào khuôn khổ, để việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu được làm đúng cách, không bị sai lệch, không bị trục lợi. Theo Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, các thanh đồng cũng có trách nhiệm gìn giữ giá trị văn hóa, tuyên truyền cho các con nhang, đệ tử hiểu và thực hành đúng các nghi thức trong thực hành tín ngưỡng, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy được những giá trị tốt đẹp của di sản.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top