ClockThứ Tư, 31/01/2024 19:20

Hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

TTH.VN - Phó Giám đốc Bảo Tàng Cổ vật Cung đình Huế Trương Quý Mẫn thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng, bao gồm: Tập thơ Thánh chế thi nhị tập (quyển 8, quyển 10) và Thánh chế thi tứ tập (quyển 4) của Hoàng đế Minh Mệnh (1791- 1841).
 Tiếp nhận các quyển thơ ngự chế (Thánh chế thi) của vua Minh Mệnh

Các tập thơ quý này được ông Lương Chánh Tòng, Khoa Lịch sử Trường đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - là người đại diện cho nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm hiện vật xin phép được giấu tên hiến tặng.

Theo Phó Giám đốc Bảo Tàng Cổ vật Cung đình Huế Trương Quý Mẫn, Tập Thơ ngự chế (Thánh chế thi) của vua Minh Mệnh gồm “Lục tập” (6 tập thơ), mỗi tập có từ 3 đến 10 quyển. Vua Minh Mệnh 明 命 soạn thảo và viết tựa vào dịp khắc in năm Tân Mão (1831). Thánh chế thi có trên 3.500 bài thơ làm theo cổ thể và cận thể, vịnh phong cảnh, đồ vật, chim muông, cây cỏ, thời tiết, vịnh sử, thuật hoài…

Quyển 8 và quyển 10 của Thánh chế thi Nhị tập và quyển 4 của Thánh chế thi Tứ tập được nhà sưu tầm hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng 

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được tặng 2 quyển (quyển 8 và quyển 10) của Thánh chế thi Nhị tập và Quyển 4 của Thánh chế thi Tứ tập. Trong các sách này, có ấn triện gốc "Minh Mệnh sùng văn chi bảo" và "Minh Mệnh thần hàn".

“Đây là những tập tư liệu rất quý. Chúng tôi xin trân quý những đóng góp và sự kết nối của các nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân… với tấm lòng yêu di sản văn hoá đã hiến tặng. Những hiện vật này sẽ được nghiên cứu, trưng bày để phục vụ công chúng, làm phong phú thêm nguồn hiện vật cho Bảo tàng.

Hy vọng trong thời gian tới, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc nói riêng và thế giới nói chung, góp phần lan toả những giá trị văn hoá đến đông đảo công chúng”, ông Mẫn nói.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vùng đất của rồng

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam (1804), chọn Huế làm Kinh đô của vương triều Nguyễn, mà không dời đô về Thăng Long, vốn là “thượng đô muôn đời của Đại Việt”.

Vùng đất của rồng
Khai mạc trưng bày “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”

Đánh dấu hành trình 100 năm thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (24/8/1923 - 24/8/2023), chiều 24/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp cùng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức triển lãm, trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế các báu vật của hoàng đế Khải Định - người có công “khai sinh” ra bảo tàng. ; tham dự có Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.

Khai mạc trưng bày “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”
Trao tặng cổ vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, sáng 24/8, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiếp nhận cổ vật do ông Đặng Văn Luyện - đại diện cho gia đình hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng.

Trao tặng cổ vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Return to top