ClockChủ Nhật, 26/12/2021 13:49

Huế với công nghiệp văn hóa

TTH - Khơi gợi và làm sống lại những mạch nguồn văn hóa Huế thông qua công nghiệp văn hóa để hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Điểm đến của điện ảnhVăn hóa là nền tảng, động lực để phát triển xã hội

 Nội thất nhà Huế (triển lãm quốc tế thuộc địa, Paris, 1931)

Trong xã hội hiện đại, thế giới phẳng - toàn cầu hóa càng nhấn mạnh vấn đề bản sắc văn hóa bởi đó là nguồn lực, dấu hiệu chỉ báo để tạo nên những sản phẩm đặc trưng theo lý thuyết dị biệt hóa sản phẩm. Công nghiệp văn hóa chính là xác lập quy trình kỹ nghệ, tận dụng tối đa các thành tựu khoa học hiện đại để đưa hồn cốt lịch sử văn hóa vào sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người, từ nhu cầu nội địa lẫn phục vụ du khách, quà tặng, lễ nghi khánh tiết.

Xem xét sự chuyển đổi Kinh đô - Cố đô của Huế sẽ nêu bật tầm vóc một trung tâm văn hóa du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng, từ tính chính danh duy nhất cho tới tính khả thi trong quá trình thổi hồn di sản, viết lên những câu chuyện “rặt Huế” trong mỗi sản phẩm, từng địa danh, nhân danh...

Truyền thống văn hóa luôn đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tạo nên những sắc thái biểu hiện cụ thể của văn hóa qua các thời kỳ, làm nên bản sắc văn hóa. Nhờ vậy, chủ thể văn hóa với động năng văn hóa, tạo nên nguồn nuôi dưỡng văn hóa để chấp nhận loại bỏ yếu tố không phù hợp, tích hợp cái mới phù hợp để làm giàu bản sắc văn hóa.

Từ quá trình mở cõi về nam, văn hóa tích hợp, tiếp biến nhiều hệ giá trị đỉnh cao của cả dân tộc, nhất là vai trò trung tâm thời dinh phủ Đàng Trong, kinh đô thời Nguyễn, nổi bật dấu ấn đặc trưng của xứ Thần kinh (chính trị), xứ Thiền kinh (tư tưởng Phật giáo). Nguồn lực đó quyết định, làm nên động năng văn hóa Huế, đủ sức thu hút, hội tụ bốn phương, rồi lan tỏa ra bên ngoài theo phương thức tinh tế hóa, tinh hoa hóa mọi nguồn lực văn hóa, trở thành giá trị nổi bật. Tiếp cận Huế từ vấn đề bản sắc đặc trưng theo thuyết dị biệt hóa sản phẩm để khẳng định lợi thế so sánh của văn hóa cung đình, quý tộc thượng lưu, tôn giáo tín ngưỡng...

Người Việt vùng Huế nổi bật triết lý Thái hòa, thích ứng hài hòa với thế giới tự nhiên và thế giới siêu nhiên, nhất là với thế giới nhân sinh. Để khắc chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên và tiềm lực kinh tế hạn hẹp, tiền nhân đã nâng tầm triết lý kiến trúc thông qua nghệ thuật phong thủy đầy huyền hoặc. Tư tưởng Thái hòa giúp con người khiêm cung, tôn trọng thiên nhiên, chú trọng chiều sâu tư tưởng và chiều ngang không gian, hạn chếchiều cao. Con người hòa vào, sống cùng thiên nhiên, đưa thiên nhiên vào cuộc sống, tạo nên nguyên tắc sống “đi trước thời đại”: bền vững, xanh, sạch. Triết lý đó được thấm nhuần trong gia giáo, hương lệ và quốc pháp, với tính hiện thực cao.

Triết lý Thái hòa, khiêm cung hướng trọng tâm Huế vào sự khiêm tốn, tinh tế, trang nhã, sang trọng, được xã hội quy chuẩn - giáo trình hóa trong gia giáo, luân lývà pháp lý, hiện thực hóa trong nghệ thuật tạo hình, diễn xướng, trang phục, ẩm thực, phong tục lễ nghi; qua màu sắc, chất liệu, kích cỡ, họa tiết trang trí và ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt là những giá trị kết tinh trong đời sống cung đình (Ngự, Đại Nội), quý tộc thượng lưu, tôn giáo tín ngưỡng..., tạo sự khác biệt, lợi thế so sánh.

Ẩm thực - sứ giả văn hóa Huế (Tịnh Gia Viên, 2020)

Dị biệt hóa sản phẩm nhấn mạnh nét văn hóa đặc trưng, “cái riêng” tạo sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh của công nghiệp văn hóa. Nó tạo ra giá trị độc đáo, từ thiết kế, hình ảnh nhãn hiệu, công nghệ, dịch vụ khách hàng..., tạo ra sản phẩm có giá trị “khác thường”, vượt trội không nơi nào có được. Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội “duy nhất” đáp ứng nhu cầu khác lạ đó, bằng những sản phẩm hiếm hoi quý giá tương ứng. Tất cả liên quan trực tiếp, tỷ lệ với giá cả, tương ứng sản phẩm “độc”. Ở đây, không cần sản xuất hàng hóa bình dân hàng loạt mà là những thượng phẩm giá cao, chiếm lĩnh thị trường cao cấp bởi lớp khách hàng muốn phân biệt vị thế, tính cách thông qua các sản phẩm mới, độc đáo, “tiền nào của nấy”.

Điểm then chốt là định hướng hàng hóa thượng phẩm theo phân khúc thị trường. Huế nổi bật những hàng hóa độc đáo, từ di sản kiến trúc cảnh quan, không gian tĩnh lặng đến di sản văn hóa phi vật thể, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống tinh xảo.

Từ việc phục hồi, phát triển di sản tinh hoa cung đình Nguyễn để thấy chỉ Cố đô Huế mới có khả năng, tính chính danh trong phục hồi, phát triển. Những không gian, sản phẩm rặt Huế sẽ giúp níu giữ du khách ở lại lâu nhất, chi phí nhiều nhất mà vẫn thỏa mãn. Từ đó có thể quy tụ, kích thích người dân, người thợ, nghệ nhân bảo tồn, thổi hồn di sản văn hóa trong từng sản phẩm.

Quá trình tập trung, phục hồi di sản truyền thống còn mở ra hướng phát triển nghiên cứu, phục chế cổ vật, trùng tu di sản văn hóa đang rất cấp thiết. Nhờ vậy, di tích - di sản văn hóa Huế là “bảo tàng sống” trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị. Đó là mạch nguồn di sản văn hóa truyền thống, sức sống riêng có cho Huế, giúp hiện thực hóa chiến lược “tái trưng tập”, mời gọi truyền nhân di sản gắn liền đời sống cung đình Nguyễn khắp cả nước về Huế.

Khi kinh tế du lịch chưa vận hành mạnh mẽ thì vai trò đầu tàu, điều tiết của nhà nước rất quan trọng, là động lực bảo chứng thuyết phục để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia chấn hưng văn hóa theo phương thức xã hội hóa. Nhờ vậy, đô thị di sản Huế sẽ được hồi sinh, bồi bổ hợp lý bởi yếu tố hành chính, thương mại du lịch và cả tinh thần đô thị thông minh mà Huế đang triển khai rất thành công. Một trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều giá trị di sản độc đáo, với tư tưởng Thái hòa, khiêm cung, Huế cần giữ được cốt cách, thần thái độc đáo đó để xây dựng thành phố chậm lại - tuyệt tác đô thị di sản gắn liền du lịch nghỉ dưỡng, hành hương tìm về cội nguồn với những giá trị cổ xưa, tôn giáo tín ngưỡng, về bản ngã... để định vị một xứ sở hạnh phúc.

Trân trọng các giá trị di sản văn hóa truyền thống cần chú trọng linh hoạt giữa bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn thích ứng. Dữ liệu hóa di sản được đặt ra cấp thiết để phục vụ bảo tồn nguyên trạng nhưng có khi, cũng cần bảo tồn thích ứng để đưa di sản hòa nhịp với hơi thở của cuộc sống hiện đại. Bún bò, ca Huế hay trang phục truyền thống... “nguyên bản” được phác thảo, khẳng định giá trị mang dấu ấn thời đại để từ đó, cũng tái hiện phiên bản 1, phiên bản 2... để đáp ứng nhu cầu xã hội đa dạng, lan tỏa sức sống của di sản. Dữ liệu hóa còn là cơ sở quan trọng để phác thảo 3D trên không gian ảo và có thể tái hiện trong không gian thực khi có đủ điều kiện.

Huế - xứ sở hạnh phúc, với cảnh quan và giá trị nội tại riêng có, đủ khả năng hiện thực hóa nếu biết nuôi dưỡng không gian Huế, khơi gợi và làm sống lại những mạch nguồn văn hóa Huế thông qua công nghiệp văn hóa để hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

TS. Trần Đình Hằng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top