ClockThứ Năm, 29/12/2022 14:50

Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản

TTH.VN - Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, chỉnh trang cảnh quan, chấn chỉnh môi trường du lịch, phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích…là những nhiệm vụ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đặt ra tại hội nghị triển khai công tác năm 2023, diễn ra sáng 29/12.

Vé điện tử tham quan di tích được tích hợp trên Hue-STăng cường quảng bá & tạo thêm sức hút cho Đại NộiNhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản HuếNhững người “lính hộ lăng”Di tích Văn Miếu trước thời điểm tu bổ

Khách tham quan trải nghiệm dịch vụ thực tế ảo XR

Năm 2022, sau thời gian khó khăn do đại dịch COVID-19, lượng khách tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế phục hồi khả quan. Tính đến nay, tổng lượng khách đến tham quan di tích Huế đạt trên 1,3 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế gần 225 nghìn lượt. Tổng doanh thu gần 196 tỷ đồng.

Song song với việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy, trung tâm đã chủ động điều chỉnh nguồn nhân lực lao động, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh thông qua việc xây dựng ứng dụng di động di tích Huế phục vụ du khách; xây dựng hệ thống vé điện tử, hệ thống phòng lưu trữ tư liệu, tiến tới thực hiện lưu trữ tài liệu và số hóa toàn bộ dữ liệu, tài liệu từ hồ sơ giấy…

Cùng với việc tu bổ di tích, đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình…

Trong năm tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục phối hợp với UBND TP. Huế, các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các phương án, giải pháp chỉnh trang, tôn tạo cảnh quan và phát huy giá trị khu vực Thượng Thành, Eo Bầu thuộc khu vực I di tích Kinh thành Huế sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng; nghiên cứu xây dựng đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế theo hướng tập trung, nâng cao đẳng cấp chất lượng, khai thác được các lợi thế, giá trị đặc thù của di sản.

Năm 2022, trung tâm nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Tin, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Agribank triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) - Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus.

Agribank triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024
Return to top