ClockThứ Ba, 08/11/2022 14:39

Di tích Văn Miếu trước thời điểm tu bổ

TTH.VN - Rất nhiều hạng mục nằm trong di tích Văn Miếu (hay còn gọi Văn Thánh) - một trong những công trình tiêu biểu trong Quần thể di tích Cố đô Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo sau một thời gian dài hư hỏng, xuống cấp.

Gìn giữ một giá trị văn hóaTuyên dương học sinh giỏi tại Văn miếu Quốc tử giámMùa xuân & cảm nhận nho nhỏ khi về lại Văn Thánh

Di tích Văn Miếu nhìn từ trên cao

Dự án tu bổ này vừa được HĐND tỉnh quyết định phê duyệt tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7 khóa VIII khiến giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử đồng tình và vui mừng.

Di tích Văn Miếu nằm cách chùa Thiên Mụ chưa đầy 1km, hướng mặt ra sông Hương nay thuộc địa phận phường Hương Hồ (TP. Huế) từ lâu trở thành một điểm dừng chân với du khách trong nước lẫn quốc tế. Văn Miếu cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1993.

Theo UBND tỉnh, di tích Văn Miếu là một trong những công trình tiêu biểu trong Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, là nơi thờ tự các bậc Tiên thánh, Tiên hiền Nho học và các bậc hiền tài của đất nước. Vì nhiều lý do khác nhau, công trình đang trong tình trạng tổn thất nặng. Các công trình gỗ, bao gồm ngôi điện chính chỉ còn lại nền móng.

Là một vùng đất có truyền thống hiếu học, việc đầu tư tu bổ phục hồi di tích Văn Miếu là rất cần thiết, nhằm tưởng nhớ đến những danh nhân đã góp phần xây dựng đất nước dưới triều Nguyễn, đồng thời góp phần tôn vinh, cổ vũ tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Thừa Thiên Huế nói riêng.

Sẽ có rất nhiều hạng mục nằm trong công trình được tu bổ, tôn tạo, phục hồi như điện chính, sân miếu, Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn… Tùy theo hạng mục sẽ có những phần được tu bổ, phục hồi từ phần gỗ, nền, lát đá, lợp ngói, lắp đặt hệ thống nội thất, phòng chát chữa cháy… với tổng kính phí gần 66 tỷ đồng.

Những hình ảnh về di tích Văn Miếu trước thời điểm được tu bổ:

Chính điện Văn Miếu có diện tích hơn 800m2 sẽ được phục hồi thích nghi toàn bộ, ngoài ra phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch 

Bia đá tiến sĩ triều Nguyễn bên trong di tích Văn Miếu

Di tích Văn Miếu hướng mặt ra sông Hương nay thuộc phường Hương Hồ, TP. Huế

Từ lâu di tích này trở thành một điểm dừng chân với du khách gần xa

Ở phía ngoài sân miếu sẽ được tu bổ, phục hồi, tôn tạo sân miếu với diện tích 950m2 cùng nhiều hạng mục liên quan

Các công trình như Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn… cũng sẽ được tu bổ, vệ sinh, phục hồi hệ cửa, sơn sửa cũng như đắp vữa ốp sành sứ, hoa văn họa tiết trang trí… 

Một bến thuyền trước mặt di tích cũng sẽ được phục hồi theo hình bán nguyệt bằng sàn có bậc cấp xây gạch và lối đi lát gạch Bát Tràng

Sau khi phục dựng thành công di tích, công trình sẽ góp phần làm phong phú thêm cho di sản kiến trúc Cố đô Huế nói chung và cụm di tích từ khu vực Kim Long - chùa Thiên Mụ - Văn Miếu nói riêng

N. Minh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Return to top