ClockThứ Bảy, 09/10/2010 07:59

Khai trương gian trưng bày “Bảo vật Hoàng cung”

TTH - Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sáng ngày 9/10/2010, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã khai trương gian trưng bày “Bảo vật Hoàng cung” tại phòng trưng bày chính thuộc Bảo tàng (số 01 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Gian trưng bày mới này giới thiệu một phần nhỏ trong sưu tập đặc biệt của Bảo tàng: Những bảo vật gắn liền với các vương triều phong kiến Việt Nam, mà chủ yếu là thời Nguyễn. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hàng trăm báu vật của người Việt Nam vẫn còn được bảo quản một cách cẩn mật trong kho của Bảo tàng. Đó là những Kim ấn, bảo tỷ, bảo kiếm, kim sách cùng vô số đồ ngự dụng bằng vàng, bằng ngọc của các hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa…

Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”
Tại gian trưng bày Bảo vật hoàng cung lần này, những báu vật đáng chú ý nhất là chiếc ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” đúc năm 1847 thời Thiệu Trị, hai chiếc ấn vàng “Hoàng đế tôn thân chi bảo” và Sắc mệnh chi bảo” đều đúc năm 1827 thời Minh Mạng, hai thanh bảo kiếm thời Khải Định, Kim sách chế tác năm 1806 thời Gia Long, chậu vàng thời Duy Tân, bộ bình trà ấm chén ngọc… Đặc biệt, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn cho trưng bày 2 chiếc mũ vàng hoàng đế mới được nghiên cứu phục hồi rất công phu từ năm 2008-2009, trong đó có 1 chiếc mũ hoàng đế đội khi thiết đại triều, 1 chiếc mũ đội khi tế Nam Giao.
 
Được biết, các bảo vật thuộc sưu tập này đều có xuất xứ từ Huế. Năm 1945, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, các báu vật này đã được chuyển giao cho chính quyền cách mạng, được chuyển ra Hà Nội và được giữ gìn rất công phu qua hai cuộc kháng chiến. Năm 2007, các báu vật này được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và từ đó đến nay, Bảo tàng đang tập trung nghiên cứu, bảo quản và từng bước giới thiệu với công chúng. Cuối năm 2009, Bảo tàng đã xuất bản cuốn sách “Kim bảo ngọc tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn” giới thiệu bộ sưu tập gồm 85 chiếc ấn báu của triều đại này.
 

Phan Thanh Hải

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Độc đáo lễ cúng dâng zèng

Lễ cúng dâng zèng là một nghi thức tâm linh độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới. Đây không chỉ là cách thể hiện lòng biết ơn đến Giàng (Ông Trời), mà còn tôn vinh nghề dệt zèng – một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Độc đáo lễ cúng dâng zèng
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Return to top