ClockChủ Nhật, 03/07/2022 07:15

Khoe

TTH - Con số 16 và còn hơn thế nữa cho thấy, Tuần lễ Festival Huế 2022 là thời điểm hội tụ và bùng phát các triển lãm và trưng bày, được xem là hoạt động bên lề và hưởng ứng sự kiện lễ hội văn hóa - du lịch đặc sắc và lớn nhất Cố đô trong hơn 20 năm qua.

Da LAB tạo ra bầu không khí sôi động cùng 5.000 khán giảDuy trì cầu nối giao lưu văn hóa

Hãy lướt qua những triển lãm nghệ thuật hay trưng bày để thấy rõ sự đa dạng và phong phú đến bất ngờ những ý tưởng: Nghệ thuật trị quốc của vua Minh Mạng qua Châu bản triều Nguyễn, Chế độ y quan triều Nguyễn, Câu chuyện từ những dòng sông, Áo dài truyền thống Huế, “Êm rứa”, Truyện tranh của họa sĩ Dany… Như một nét tương phản so với sự sôi động, ồn ã của sân khấu ngoài trời hay lễ hội, các triển lãm nghệ thuật, trưng bày tĩnh tại mang tới một góc nhìn lạ, nhiều trải nghiệm về Huế và festival.

Trong tiếng Anh, từ “triển lãm” được sử dụng cho một bộ sưu tập các mặt hàng được trưng bày và toàn bộ sự kiện. Một cuộc triển lãm, theo nghĩa chung nhất, là một cuộc trình bày có tổ chức và trưng bày một loạt các mặt hàng. Còn hiểu theo nghĩa truyền thống, triển lãm nghệ thuật là không gian, trong đó các đối tượng nghệ thuật (theo nghĩa chung nhất) gặp gỡ khán giả. Hay nói cách khác, tôi vẫn thích cách hiểu chân chất và gần gũi, rằng triển lãm nghệ thuật là cơ hội để các nghệ sĩ chia sẻ ý tưởng, tài năng, câu chuyện nghệ thuật của họ đến với cộng đồng.

Chưa có được trung tâm lớn, chuyên nghiệp và hiện đại như ở Hà Nội hay Sài Gòn, nhưng Huế lại đang có những không gian triển lãm và trưng bày độc đáo với nhiều khác biệt. Đó là không gian trầm mặc, đầy hoài niệm, như vườn Thiệu Phương, quảng trường Ngọ Môn ở Đại Nội hay cung xưa An Định bên dòng sông An Cựu để tổ chức các triển lãm hay trưng bày những hình ảnh và hiện vật về một thời cổ xưa. Bên cạnh những bảo tàng và các trung tâm như Liễu Quán, Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đảng… Huế còn sở hữu đường phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu hay đường tranh Lê Ngô Cát, những không gian triển lãm ngoài trời đầy khoáng đãng và thơ mộng. 

Mới đây, bất chợt bắt gặp trên facebook của người quen biết cũ là nhà thơ Từ Nguyễn, chia sẻ về triển lãm “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua thơ ca, hội họa”. Chị kể, tháng 3 vừa qua được mời tham gia hành trình ký họa di sản văn hóa Huế do Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, chị có dịp “lang thang” khắp đền đài, lăng tẩm… để ký họa bằng tranh vẽ và thơ ca. Chị đã “thu hoạch” được chùm hơn 10 bài thơ ký họa về các di tích. Chị bảo thấy lòng vui vui, cảm động vì các tác phẩm tham gia chương trình ký họa được bảo tàng lưu giữ và trưng bày trang trọng qua các câu thơ trích viết dạng thư pháp, các bài thơ in trên giấp khổ lớn được chưng trên các giá đỡ, kệ treo... Tôi đã có dịp đến với triển lãm này từ những chia sẻ kia.

Có nhiều cảm xúc và cảm nhận khác nhau về Festival Huế. Riêng đối với tôi, đó là nơi hội tụ để cùng… khoe tài và khoe sắc. Đáng nói là trong cuộc chơi nhiều sắc màu kia, người Huế trầm lặng và sâu lắng vẫn dành những góc riêng sang trọng, tổ chức nhiều triển lãm hay trưng bày để cùng khoe tài nơi sân chơi Festival mà họ là chủ nhà.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top